'Nhấn nút OK trên màn hình, cứ 3 giây tôi lại mất 200 triệu': Trò lừa tàn độc khiến nạn nhân tán gia bại sản
Người phụ nữ được hướng dẫn nhấn nút 'OK' trên màn hình. Cứ mỗi ba giây, 200 triệu lại biến mất khỏi tài khoản. Đến khi kiểm tra lại, bà mới phát hiện mình đã mất gần 50 tỷ đồng. Tất cả những gì nạn nhân nghĩ đến sau đó chỉ là tự tử.
- Người già là đối tượng dễ bị lừa đảo qua mạng nhất: Hãy quan tâm và nhắc nhở bố mẹ bạn những điều này!
- Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh lừa đảo “khóa SIM” vì chưa chuẩn hóa thuê bao
- Đơn vị phát hành vé concert BLACKPINK tại Việt Nam khẳng định KHÔNG phát hành vé giấy, BTC cảnh báo lừa đảo mời tài trợ!
- Tham gia nhóm ''tình một đêm'' người đàn ông bị lừa 600 triệu: Cảnh báo bẫy lừa đảo mới qua hẹn hò online
- Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh lừa đảo cuộc gọi video Deepfake
Mất 200 triệu cứ sau ba giây
Bị lừa 14,86 triệu nhân dân tệ (gần 50 tỷ), người phụ nữ khốn khổ phải vay nặng lãi cũng như bán hai tài sản đắt giá để trả nợ. Trên tờ Lianhe Zaobao, bà Poon Sing Wah, 74 tuổi, người Singapore, kể lại việc đã bị lừa số tiền theo cách hết sức tinh vi, khiến bản thân uất ức đến nỗi từng nghĩ đến việc tự tử.
Theo Poon, một kẻ giả làm nhân viên của công ty chuyển phát nhanh DHL, cho biết bà có gửi vài hộ chiếu giả đến Bắc Kinh và những thứ này đang bị hải quan tạm giữ.
Sau đó, một người đàn ông tự xưng là "cảnh sát" ở Trung Quốc nói với rằng bà đang bị điều tra vì chủ mưu một kế hoạch rửa tiền và đã bị kết tội.
Với tình hình này, tất cả số tiền trong tài khoản ngân hàng của Poon ở Trung Quốc sẽ bị đóng băng trong hai năm.
Poon sinh ra ở Thượng Hải, hiện sống ở Singapore nhưng vẫn duy trì một tài khoản ngân hàng ở China Zheshang, Trung Quốc. Thông tin bất ngờ nói trên khiến người phụ nữ lo lắng vì bà đang có ý định sử dụng số tiền vào tháng tới.
Trong lúc rầu rĩ, kẻ lừa đảo đề nghị nạn nhân "làm rõ sự thật" và thậm chí còn giới thiệu một "công tố viên" để giúp Poon. Chúng còn đề nghị một nữ "cảnh sát" đưa cho bà tài liệu về "việc phạm tội" để làm bằng chứng, đồng thời cảnh báo Poon không được nói với bất kỳ ai.
"Cả hai lần, người đó gặp tôi ở bãi đậu xe (tại căn hộ của Poon ở Singapore)", bà chia sẻ trong cuộc phỏng vấn. Mặc dù cuộc gặp diễn ra theo cách mờ ám, nhưng nhóm lừa đảo trấn an Poon rằng đó là vì cảnh sát đang bí mật giúp đỡ bà.
Cứ như vậy, Poon dần rơi vào “lưới nhện” khi hoàn toàn nghe theo mọi chỉ dẫn của kẻ xấu.
Chúng yêu cầu Poon đăng nhập vào một trang web được cho là của cảnh sát Trung Quốc. Bà được hướng dẫn nhấn nút "OK" trên mã bảo mật của mình cứ sau ba giây để "xác minh dấu vân tay".
Poon sau đó nhận ra rằng mỗi lần bà nhấn nút, hàng chục nghìn tệ đã bị rút khỏi tài khoản. "Tôi mất 50.000 nhân dân tệ (hơn 200 triệu đồng) cứ sau ba giây”, bà kể lại.
Poon đã đăng nhập vào tài khoản tại ngân hàng China Zheshang tổng cộng 266 lần trong 20 ngày, với số tiền chuyển khoản ngân hàng lên tới 14,86 triệu nhân dân tệ (gần 50 tỷ đồng).
Poon, người sống một mình, ngậm ngùi chia sẻ, bà không hề hay biết số tiền tiết kiệm cả đời đang dần cạn kiệt trong 20 ngày đó.
Người phụ nữ lớn tuổi chỉ nghĩ đơn giản là sẽ thoát khỏi rắc rối bằng cách làm theo hướng dẫn và sự cho phép của cái gọi là "ủy ban giám sát Ngân hàng Bắc Kinh", cơ quan đang kiểm tra tài khoản của mình.
Còn lại 2 nghìn trong tài khoản ngân hàng
Nhưng đó không phải là tất cả. Ngoài việc lấy sạch toàn bộ số tiền tiết kiệm, những kẻ lừa đảo còn yêu cầu Poon chuyển thêm tiền, tiếp tục diễn theo màn kịch mà chúng đã dựng lên.
Chúng nói bà phải chứng minh năng lực tài chính với cơ quan chức năng Trung Quốc bằng cách chuyển tiền mặt từ tài khoản Singapore sang tài khoản cá nhân ở ngân hàng China Zheshang.
Bà cũng được yêu cầu trả tiền bảo lãnh cho một sĩ quan cảnh sát đã giúp đỡ, cũng như trả phí mai táng cho một nạn nhân đã chết vì mình.
Để huy động thêm số tiền mà nhóm lừa đảo yêu cầu, Poon không chỉ vay tiền từ bạn bè mà còn tìm đến nơi cho vay nặng lãi.
Poon chỉ nhận ra rằng tất cả có thể là một trò lừa đảo khi một người bạn nói về khả năng đó. Nhưng đã quá trễ.
Poon hoảng sợ khi thấy mình không thể đăng nhập vào tài khoản ngân hàng China Zheshang. Bà gọi điện cho đại diện ngân hàng và phát hiện ra chỉ còn lại 0,76 nhân dân tệ (2 nghìn đồng) trong tài khoản.
Người phụ nữ già cả lập tức bay đến Thượng Hải hai ngày sau đó và trình báo cảnh sát nhưng được cảnh sát sở tại cho biết việc này nằm ngoài thẩm quyền vì trò lừa không xảy ra ở Trung Quốc.
Để xóa khoản nợ cho vay nặng lãi, Poon buộc phải bán hai tài sản giá trị với sự giúp đỡ của con gái. Poon nói với tờ Chinese Evening Daily rằng bản thân đã sụt 10kg sau vụ việc và thậm chí từng nghĩ đến việc kết liễu đời mình.
"Mặc dù tôi sẽ chẳng phải quan tâm đến bất cứ thứ gì sau khi lìa đời, nhưng còn những người mà tôi nợ tiền thì sao?", Poon nghĩ lại sau giây phút dại dột.
Poon cuối cùng đã quyết định bước tiếp và chia sẻ câu chuyện đau thương của mình với hy vọng vụ việc sẽ trở thành lời cảnh báo cho những người khác.
"Tôi muốn nhân sự việc đáng tiếc này để nâng cao nhận thức của cộng đồng", bà ví chiêu trò khủng khiếp của những kẻ lừa đảo không khác gì "khủng bố".
Poon cũng khởi kiện ngân hàng China Zheshang vì những sai sót trong bảo mật nhưng không nhận được phán quyết có lợi từ tòa án cũng như không thu được bất kỳ khoản bồi thường nào.
Điều khiến bà ấm lòng duy nhất đến từ việc các con không tức giận hay trách móc mình sau khi biết chuyện.
"Tôi đã xin lỗi và nói rằng tôi rất lấy làm tiếc vì số tiền đó lẽ ra phải thuộc về các con", Poon nói.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cùng nhận tiền của NASA để sản xuất tàu vũ trụ, SpaceX thành công lớn còn Boeing lỗ nặng
Boeing đứng trước những sóng gió lớn nếu không hoàn thành dự án Starliner của mình.
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương