Nhân viên không lưu Indonesia hi sinh tính mạng để đảm bảo máy bay cất cánh an toàn trong động đất
Trong cơn động đất mạnh 7,5 độ richter tấn công Indonesia (28/9), Anthonius Gunawan Agung đã ở lại phía sau để đảm bảo Batik Air flight 6231 cất cánh an toàn và vĩnh viễn ra đi.
- Người đàn ông Nhật mất tích sau trận động đất Tohoku 2011 bất ngờ được tìm thấy, còn sống và khỏe mạnh
- Sau trận động đất làm rung chuyển phía bắc Nhật Bản, toàn bộ buồng điện thoại trả tiền được sử dụng miễn phí
- Chuyện lạ World Cup: Động đất xảy ra ở Mexico chỉ vì fan nhảy lên ăn mừng bàn vào lưới tuyển Đức
Một nhân viên không lưu ở Indonesia đã được vinh danh như anh hùng sau khi hi sinh mạng sống để chiếc máy bay dân dụng chở hàng chục hành khách cất cánh an toàn trong động đất.
Dù đồng nghiệp đã tháo chạy khỏi tháp điều khiển của sân bay Mutiara SIS Al-Jufrie, gần Palu, Sulawesi - Anthonius Gunawan Agung, 21 tuổi, vẫn bám trụ dù cơn động đất mạnh 7,5 độ richter ập đến.
Anthonius Gunawan Agung
Dù mặt đất đang rung chuyển, nhân viên không lưu quả cảm vẫn đảm bảo chuyến bay Batik Air 6231 rời khỏi mặt đất trong yên bình. Tuy nhiên, anh đã vĩnh viễn ra đi.
Mọi thứ có vẻ đã quá muộn khi Agung cố gắng chạy trốn, anh bắt buộc phải nhảy từ tầng 4 xuống khi chấn động dữ dội hơn.
Anh bị gãy một chân, được chẩn đoán tổn thương nội tạng. Đáng tiếc, Agung đã qua đời khi đợi trực thăng đưa anh tới bệnh viện khác.
Phát ngôn viên ngành hàng không của Indonesia, ông Yohannes Sirait, cho biết quyết định ở lại đã khiến Agung phải trả giá đắt. Tuy nhiên, hành động quả cảm của anh đã cứu tất cả hành khách trên máy bay khi động đất và sóng thần tàn phá thành phố.
Tới ngày 22/10 tới, Agung sẽ bước sang tuổi 22, anh được thăng 2 cấp vì những "cống hiến đặc biệt".
Tang lễ của Agung được tổ chức long trọng, những người lính đã có mặt để đưa tiễn người hùng về nơi an nghỉ cuối cùng.
Sau trận động đất kinh hoàng vào hôm 28/9, đợt sóng thần cao 3m đã quét sạch những ngôi nhà cạnh bờ biển, khiến ít nhất vài trăm người trên đảo Sulawesi thiệt mạng.
Phát ngôn viên của cơ quan thiên tai Sutopo Purwo Nugroho cho biết đã có 384 người thiệt mạng trong thành phố Palu. Nhiều người vẫn còn mất tích.
Ông Nugroho cho biết "hàng chục đến hàng trăm" người đã tham gia vào một lễ hội bãi biển ở Palu khi cơn sóng thần xảy ra vào lúc hoàng hôn hôm thứ 6. Số phận của họ vẫn chưa được tiết lộ.
Tại một số nơi, nước dâng cao tới 6m.
Palu, khu vực nhộn nhịp với hơn 380.000 người sinh sống, giờ trở nên hoang tàn với nhiều tòa nhà đổ nát.
Thành phố này được xây dựng quanh một vịnh hẹp, khiến sự tàn phá của sóng thần trở nên mạnh mẽ hơn rất nhiều.
Điện, mạng Internet và mạng viễn thông đều bị gián đoạn, cản trở các nỗ lực tìm kiếm, cứu hộ.
"Chúng tôi hy vọng sẽ có các vệ tinh quốc tế băng qua Indonesia, chụp ảnh và cung cấp cho chúng tôi để lên kế hoạch viện trợ nhân đạo...", ông Nugroho cho hay.
Indonesia có hơn 17.000 hòn đảo và là nơi sinh sống của hơn 260 triệu người.
Theo Independent
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Để sống đến năm 200 tuổi, tỷ phú Bryan Johnson lại thử nghiệm phương pháp trường sinh mới
Johnson gọi mục tiêu sống đến năm 200 tuổi của mình là “cuộc cách mạng quan trọng nhất trong lịch sử của Homo sapiens”.
Tại sao Nhật Bản cần lưu trữ 50.000 tấn nước siêu sạch ở độ sâu 1.000 mét? Nó có thể được sử dụng để làm gì?