Nhân viên nên được làm việc trong môi trường tự do thay vì kỷ luật vì khoa học bảo thế
Môi trường kỷ luật tạo căng thẳng và khiến năng suất lao động giảm sút.
Khi bạn đang làm việc trong một công ty được gọi là “kỷ luật”, nội quy không cho phép bạn lướt Facebook trong giờ làm việc. Sếp bạn hứa hẹn rằng làm việc tập trung trong suốt 6-8 tiếng sẽ giúp bạn không phải đem công việc về nhà. Và như vậy, bạn sẽ có thời gian cho cuộc sống riêng tư của mình nhiều hơn.
Một công ty như vậy chắc hẳn đang theo đuổi chiến lược gọi là “Cân bằng công việc-cuộc sống” cho nhân viên. Nghe chừng nó hướng đến lợi ích của người lao động nhiều hơn, nhưng mục đích chính của bất kể công ty nào áp dụng chiến lược này đều nhắm đến việc tăng năng suất lao động.
Môi trường kỷ luật và chiến lược cân bằng công việc-cuộc sống có thể làm giảm năng suất
Trớ trêu thay, ngày càng có nhiều ý kiến và bằng chứng chỉ ra rằng môi trường kỷ luật khiến người lao động ngập trong căng thẳng. Do đó, năng suất lao động còn thấp hơn. Các nhà tâm lý học thì chỉ ra rằng khi bạn muốn đạt đến sự cân bằng, việc giữ ý tưởng đó trong đầu thôi cũng đã tiêu hao thêm năng lượng.
Vậy liệu các công ty và chính bản thân bạn có nên từ bỏ ý tưởng cân bằng công việc-cuộc sống và chuyển sang một chiến lược làm việc linh hoạt hơn? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu:
Cân bằng giữa công việc và cuộc sống là thế nào?
Cân bằng công việc-cuộc sống làm việc trên một ý tưởng đơn giản: Có những khoảng thời gian mà bạn phải tập trung hết sức vào công việc. Để thời gian còn lại, bạn có thể rời bỏ nó hoàn toàn. Ví dụ như bạn không bao giờ nên lướt Facebook trong giờ làm việc. Tương tự, không đả đụng tới hòm mail công ty, khi đã tan giờ làm.
Liệu bạn có thể cân bằng được 24 giờ của mình mỗi ngày như thế này?
Nghe chừng có vẻ rất hấp dẫn để thử, nhưng rồi bạn sẽ phát hiện ra sự phân chia quá rạch ròi như vậy sẽ đem lại cảm giác rất ngột ngạt, bởi cuộc sống không phải lúc nào cũng thuận lợi. Có thể người thân hay bạn bè của bạn sẽ gửi một tin nhắn khẩn cấp qua Facebook vào lúc 10 giờ sáng. Hoặc cuối giờ làm, bạn phát hiện ra kế hoạch làm việc đang không đi đúng hướng. Chẳng lẽ bạn có thể yên tâm ăn tối rồi đi ngủ vào đêm hôm đó?
Cân bằng công việc-cuộc sống hoạt động giống như một tư duy cố định, trong một thế giới mà số tình huống xảy ra dẫu nhiều nhưng vẫn có hạn. Thế còn thế giới chúng ta đang sống, người ta vẫn nói điều gì cũng có thể xảy ra ở đó.
Ai cũng muốn cân bằng nhưng nó sẽ chẳng bao giờ cân bằng
Cân bằng công việc-cuộc sống không thể đạt được chính mục đích mà nó được thiết kế
Ở Hoa Kỳ, mặc cho ý tưởng về cân bằng công việc-cuộc sống được lan truyền và cổ vũ đến nỗi trở nên rất phổ biến, người lao động vẫn không nhận được lợi ích của nó. Hãy xem những con số thống kê dưới đây:
- 38% người làm việc ở cấp độ chuyên môn cao bỏ lỡ những sự kiện cuộc sống quan trọng vì công việc (ví dụ họ không thể dự một buổi biểu diễn trong đó con cái họ tham gia).
- 68% người lao động Hoa Kỳ không làm việc năng suất
- 57% nhân viên bị quá tải trong công việc hoặc cuộc sống thường ngày
- 70% người lao động không cảm thấy rằng họ đủ thời gian để giải quyết mọi việc trong tuần
Ý tưởng cân bằng công việc-cuộc sống không thể đạt được chính mục đích mà nó được thiết kế. Và đây là thời gian để mọi người chuyển sang một phương pháp khác.
Thứ bạn cần là một sự linh hoạt được rèn luyện và công ty nên cho phép bạn tự do hơn
Sự tự do vừa giúp tăng năng suất lao động vừa giúp nhân viên hạnh phúc hơn
Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra một thực tế rằng: Những người có ít ranh giới giữa công việc và cuộc sống thể hiện sự “linh hoạt nhận thức” tốt hơn những người đang tuân thủ lịch trình chặt chẽ.
Ví dụ như khi đang trong giờ làm việc, những người này có một cuộc gọi từ gia đình. Họ sẽ nhanh chóng chuyển từ tâm thế “công việc” sang tâm thế “cuộc sống” để nhận cuộc gọi đó. Nhưng cũng dường như ngay lập tức, họ có thể quay trở lại tập trung vào công việc sau khi cúp máy.
Phản ứng này được chỉ ra là một sự gián đoạn tự nhiên và những người có linh hoạt nhận thức tốt không bị ảnh hưởng từ sự kiện. Các chuyên gia giải thích rằng có thể thói quen làm việc linh hoạt của họ đã luyện tập nên một phản ứng tốt như vậy.
Vậy nên bây giờ, thay vì việc hô hào cân bằng công việc-cuộc sống, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc dung hòa chúng cùng lúc mới thực sự là một chiến lược thông minh. Nghe chừng có vẻ hơi vô kỷ luật, nhưng cuối cùng hãy quay lại một nguyên tắc đơn giản thế này: Nếu nhân viên của bạn đang thể hiện một năng suất làm việc tốt, không có vấn đề gì với việc anh ta đang làm việc ở đâu, khi nào và có lướt Facebook trong giờ làm việc hay không.
Thay vì việc hô hào cân bằng công việc-cuộc sống, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc dung hòa chúng cùng lúc mới thực sự là một chiến lược thông minh
Còn nhân viên, chúng ta nên làm việc khi chúng ta muốn làm việc. Tất nhiên, cuối cùng bạn vẫn phải giữ vững mức năng suất và độ hiệu quả, không bỏ lỡ cuộc họp hay những deadline. Sau đó thì việc bạn hoàn thành mọi thứ như thế nào không còn là vấn đề quan trọng.
Làm việc với sự linh hoạt sẽ khiến chúng ta thoải mái, hạnh phúc và hoàn thành hiệu quả hơn. Hãy xem bạn có thể làm điều đó bằng cách nào:
Không đến văn phòng, tại sao lại không?
Trong hầu hết các công việc, văn phòng không phải là nơi duy nhất mà họ có thể đạt được hiệu quả làm việc tốt. Vì vậy, chúng ta nên làm việc ở bất cứ nơi nào mình muốn làm việc. Các nghiên cứu đang chứng minh rằng những người làm việc từ xa có năng suất cao hơn ai bị bắt buộc đến văn phòng mỗi ngày. Họ cũng là những nhân viên hạnh phúc hơn.
Lên một lịch làm việc linh hoạt
Ngoài những hoạt động liên quan đến giờ họp cố định, liệu bạn có bắt buộc phải làm việc lúc 1 giờ chiều nắng nóng, khi mà bạn thích làm việc lúc 1 giờ đêm và điều đó mang lại sự thoải mái hơn? Nhân viên có thể thiết lập những lịch làm việc riêng của họ (nhưng phải có lí do). Vấn đề duy nhất mà doanh nghiệp cần quan tâm là công việc phải được thực hiện đúng tiến độ và chất lượng. Giống như làm việc từ xa, lịch làm việc linh hoạt sẽ khiến nhân viên thoải mái và hạnh phúc hơn.
Đầu tư vào công nghệ
Nhân viên cần được trang bị những công cụ thích hợp để làm việc hiệu quả. Ví dụ, các công ty nên đầu tư vào nền tảng điện toán đám mây và thiết bị di dộng. Điều này hỗ trợ năng suất của chính công ty và khiến nhân viên thuận tiện hơn để làm việc linh hoạt và từ xa, trên bất kể một thiết bị nào và từ bất cứ đâu.
Nói tóm lại, trái ngược với phong cách làm việc cân bằng rạch ròi giữa công việc và cuộc sống, các chuyên gia cho biết các công ty nên cung cấp cho nhân viên của mình sự tự do cần thiết. Cân bằng công việc-cuộc sống sẽ chẳng bao giờ làm việc. Nhưng sự tự do có thể tăng năng suất của mỗi nhân viên mà vẫn để lại trên môi họ một nụ cười.
Tham khảo Businessinsider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"