Nhanh, cơ động và hỏa lực mạnh, tại sao tàu cánh ngầm lại bị "chê" bởi Hải quân Mỹ?
Tàu cánh ngầm có các cánh tạo ra lực nâng nâng thân tàu lên khỏi mặt nước, làm giảm thiểu lực cản với thân tàu và lại giúp gia tăng tốc độ.
Tàu cánh ngầm rất phù hợp với ngành du lịch, nhưng cần lưu ý rằng những con tàu dân sự này rất khác với những con tàu quân sự.
Vào những năm 1960 - để đối phó với mối đe dọa từ tàu ngầm - Hải quân Mỹ đã trang bị hàng loạt tàu cánh ngầm mạnh mẽ và cơ động. Chiếc đầu tiên trong số này là USS High Point thuộc lớp Pegasus.
Loại tàu này có thể đạt tốc độ tối đa 48 hải lý/giờ (khoảng 89 km/h). Nói tóm lại, chúng là những thứ nhanh nhất trong kho vũ khí của Hải quân Mỹ vào những năm 1970. Tại sao sau đó phần lớn tàu cánh ngầm đã biến mất?
Lý do đầu tiên là quan niệm những con tàu nhỏ có nghĩa là thủy thủ đoàn nhỏ hơn và chi phí thấp hơn.
Thật đáng buồn - điều này chỉ đúng phân nửa. Thủy thủ đoàn khoảng 21 người là đủ cho những con tàu nhỏ và nhanh nhẹn này - nhưng thật không may - điều này cũng đã hạn chế phạm vi hoạt động của chúng.
Mặc dù hỏa lực đáng kể của tàu cánh ngầm khiến chúng trở thành những vũ khí mạnh, nhưng việc vận hành chúng cũng cực kỳ tốn kém. Sự hiệu quả về chi phí không được chứng minh và vào tháng 7 năm 1993, chúng đã bị loại biên.
Tuy nhiên, Hải quân Mỹ vẫn không quên những gì loại khí tài này có thể làm được. Vào tháng 3/2019, họ đã công bố video cho thấy một tàu cánh ngầm chưa xác định đang hoạt động.
Người ta đưa ra giả thuyết rằng chiếc tàu này có thể là một tàu tấn công tốc độ cao và rằng Hải quân Mỹ vẫn có thể đang tiến hành các thử nghiệm với tàu cánh ngầm.
Và đến việc Quân đội Mỹ vẫn đang phát triển UAV (Máy bay không người lái) hoạt động bằng năng lượng mặt trời vẫn là sự thật - thì chúng ta không thể loại trừ bất kỳ giả thuyết nào liên quan tới tàu cánh ngầm quân sự.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI