Nhật Bản: Xuất hiện loại chuối siêu hiếm ăn được cả vỏ, không bán theo nải, 130.000 đồng/quả
Loại chuối này được trồng tại nông trại D&T ở tỉnh Okayama, phía tây Nhật Bản. Thông thường, chuối chỉ sinh trưởng ở những vùng có khí hậu nhiệt đới. Tuy nhiên, nông trại D&T đã sử dụng một phương pháp tên là "rã đông thức tỉnh" (free-thaw-awakening), cho phép thay đổi DNA của các giống cây trồng, giúp chúng có khả năng chịu lạnh, trồng được ở khu vực ôn đới.
Nếu đến những cửa hàng bách hóa tại Nhật vào khoảng tháng 8, bạn sẽ giật mình vì sự đắt đỏ của trái cây.
Trái cây cao cấp có giá lên tới cả trăm USD vào bất cứ thời điểm nào trong năm, thậm chí loại quả cơ bản như táo và lê cũng có giá lên tới 2 - 3 USD/quả. Trên thực tế, dù đắt đỏ những trái cây đã góp phần làm nên sự đặc sắc của ẩm thực Nhật Bản. Bạn có biết loại quả nào được tiêu thụ mạnh nhất ở xứ sở hoa Anh đào không?
Chính là chuối! Người dân Nhật ăn rất nhiều chuối vì vừa ngon lại rẻ. Tuy nhiên, 99% số chuối tiêu thụ tại đây đều phải nhập khẩu, số còn lại phải kể đến loại chuối Mongee (đọc là mon-gay).
Chuối Mongee
Mongee là loại chuối vô cùng đặc biệt. Nó chỉ được trồng tại tỉnh Okayama, mỗi tuần chỉ bán ra 10 quả. Mỗi quả chuối Mongee được bán với giá 648 yen (khoảng 130.000 đồng). Nghe có vẻ đắt đỏ nhưng điều tuyệt vời ở đây chính là, loại chuối này ăn được cả vỏ!
Lai lịch của chuối Mongee
Loại chuối này được trồng tại nông trại D&T ở tỉnh Okayama, phía tây Nhật Bản. Thông thường, chuối chỉ sinh trưởng ở những vùng có khí hậu nhiệt đới. Tuy nhiên, nông trại D&T đã sử dụng một phương pháp tên là "rã đông thức tỉnh" (free-thaw-awakening), cho phép thay đổi DNA của các giống cây trồng, giúp chúng có khả năng chịu lạnh, trồng được ở khu vực ôn đới.
Nông trại D&T đã thành công trong việc tạo ra chuối Mongee vào tháng 11.
Vì mát triển trong khí hậu ôn đới, chuối Mongee không gặp phải sâu bệnh thông thường như ở vùng nhiệt đới, không cần thuốc trừ sâu.
Chuối Mongee được trồng hữu cơ, chúng rất ngọt, lượng đường trung bình 24,8g, cao hơn nhiều so với chuối thông thường, chỉ 18,3g. Loại chuối này cũng cứng hơn bình thường và có mùi rất mạnh. Lý do đó đã làm nên cái tên "Mongee", trong tiếng lóng Okayama có nghĩa là "đáng kinh ngạc".
Muốn ăn chuối Mongee, chỉ có thể đến cửa hàng trái cây Tenmanya ở Okayama, mỗi tuần họ chỉ bán ra 10 quả chuối nên phải xếp hàng mới mua được.
Vỏ cực mỏng
Để có được hương vị chuẩn nhất, phải đợi chuối Mongee chín hẳn. Đến khi xuất hiện những vết lốm đốm, phát ra mùi thơm ngào ngạt là có thể ăn được, thường phải đợi khoảng 2 ngày sau khi mua về.
Vỏ chuối Mongee mỏng hơn hẳn so với chuối thường, cắn một miếng, bạn sẽ thấy vị chuối cực đậm và ngọt ngào.
Ăn thử vỏ chuối
Thực chất, vỏ chuối bình thường cũng ăn được. Tuy nhiên, nó có vị đắng và hơi chát, lại không an toàn vì có thể còn dư lượng thuốc trừ sâu, chẳng ai khuyến khích bạn ăn vỏ chuối cả.
Với chuối Mongee, vỏ của nó còn có vị ngọt, tuyệt đối không có vị đắng hay chát. Đây quả thực là giống chuối kỳ diệu!
Theo Sora News
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"