Ở những nơi kém phát triển như các vùng ngoại ô nghèo Kathikhera tại Ấn Độ, ¼ các cô gái đến tuổi trưởng thành phải bỏ học vì không có điều kiện sử dụng băng vệ sinh vào ngày đèn đỏ.
Trong khi kinh nguyệt chỉ đơn giản là một "người bạn" phiền toái chẳng mời mà cứ mỗi tháng lại cứ đến thăm chị em phụ nữ và làm phiền từ trạng thái sức khỏe đến trạng thái tình cảm của con gái chúng mình. Ở nhiều nơi trên thế giới, "kinh nguyệt" lại bị xem như một từ cấm kị, một trạng thái không sạch sẽ của người phụ nữ. Ở những nơi kém phát triển như các vùng ngoại ô nghèo Kathikhera tại Ấn Độ, ¼ các cô gái đến tuổi trưởng thành phải bỏ học vì không có điều kiện sử dụng băng vệ sinh vào ngày đèn đỏ.
Thấu hiểu tình cảnh đang diễn ra, Melissa Burton, một giáo viên đang làm việc tại Los Angeles đã cùng những đồng nghiệp và các em học sinh của mình đến Ấn Độ để thực hiện dự án "The Pad Project" (Dự án Miếng Băng). Dự án này cung cấp cho những người phụ nữ ở địa phương một việc làm ổn định đó là sản xuất băng vệ sinh từ những thiết bị tiết kiệm, phù hợp với cả điều kiện tự nhiên lẫn tài chính tại vùng quê nghèo này. Nhờ có công việc ấy mà những người phụ nữ ở Kathikhera không những có thêm thu nhập, sẵn sàng làm trụ cột tài chính trong gia đình mà còn tạo ra môi trường sinh hoạt, làm việc cho cộng đồng phụ nữ nơi đây. Tính đến thời điểm hiện tại, dây chuyền sản xuất băng vệ sinh của dự án đã được lan rộng ra 23 tỉnh nghèo khác tại Ấn Độ.
Câu chuyện đằng sau nội dung của Period. End of sentence. không chỉ dừng lại ở sự thành công của dự án hay những thay đổi về kinh tế của phụ nữ sau khi "The Pad Project" được giới thiệu với họ. Đạo diễn gốc Ấn 25 tuổi Rayka Zehtabchi đã vô cùng ngạc nhiên khi nhận ra kinh nguyệt vẫn còn được xem như một vết nhơ, một điều bẩn thỉu, một vấn đề mà những người phụ nữ ở quê hương mình chẳng thể nói ra. Khi tiếp xúc ngay cả với những người phụ nữ lớn tuổi nhất tại Kathikhera, Rayka Zehtabchi nghe họ ngậm ngùi chia sẻ rằng ngay cả bản thân họ cũng không đủ dũng khí để giải thích cho con gái mình về hiện tượng kinh nguyệt và để chúng cả đời sống trong sự thiếu hiểu biết, nỗi tủi nhục mỗi khi đến tháng. Điều này đã thôi thúc nữ đạo diễn thực hiện bộ phim tài liệu đầy xúc động này. Khi đưa dự án này lên máy quay, nhiệm vụ của Rayka Zehtabchi được khẳng định chắc nịch: Góp tiếng nói vào việc khẳng định sức mạnh của phụ nữ, xóa bỏ những ranh giới mà họ không thể vượt qua chỉ vì vấn đề sinh lí tự nhiên của mình.
Nhà sản xuất đứng sau Period. End of sentence. mong muốn bộ phim sẽ tạo ra sự thay đổi ít nhất là đối với những khán giả đã xem phim tài liệu này. Họ mong rằng kinh nguyệt sẽ không còn là một chủ đề nhạy cảm, tạo cảm giác dơ bẩn mà phụ nữ thì không dám nói ra còn đàn ông lại cau mày khó chịu khi nghe đến, không những ở Ấn Độ mà còn ở nhiều nền văn hóa khác trên Thế giới. Rayka Zehtabchi chia sẻ: "Tôi cho rằng muốn nâng cao vị thế cho phụ nữ, ta cần phải đưa vấn đề này ra ánh sáng. Chúng ta hoàn toàn có thể nâng cao chất lượng về vệ sinh, sức khỏe cho phụ nữ nếu như ta loại bỏ kinh nguyệt ra khỏi những vấn đề bị cấm kị nhắc tới. Bộ phim này không chỉ dành cho phụ nữ mà còn dành cho một nửa dân số còn lại – những người đàn ông. Những người đàn ông cũng cần phải tham gia vào cuộc đối thoại này và dành cho bộ phim sự quan tâm nhiều như những người phụ nữ vậy."
Melissa Burton – người sáng lập The Pad Project và nữ đạo diễn Rayka Zehtabchi tại Oscar
Period. End of sentence. là một trong số 5 tác phẩm duy nhất được đạo diễn bởi phái nữ nhận đề cử tại Oscar lần thứ 91. Bộ phim từng vấp phải sự phản đối của một nam giám khảo thuộc viện Hàn Lâm cho rằng khán giả nam sẽ khó lòng bầu chọn cho một bộ phim nói về kinh nguyệt! Tuy vậy, có một điều chẳng ai lỡ phản đối đó là Period. End of sentence. là một trong những bộ phim tài liệu xuất sắc nhất về bình đẳng giới trong nhiều năm trở lại đây.
Period. End of Sentence. hiện đang được chiếu trên Netflix.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Apple phát hành iOS 18 chính thức: Nhiều tùy chỉnh mới, khóa ứng dụng bằng Face ID... nhưng chưa có AI
iOS 18 mang tới nhiều tính năng, nhưng vẫn chưa có Apple Intelligence, bộ tính năng AI được người dùng iPhone mong chờ.
Công ty Trung Quốc nộp bằng sáng chế công nghệ độc quyền của ASML