Nhiếp ảnh gia dành 12 năm để chụp một khung cửa sổ cô đơn: Khi cảnh vật đơn giản nhất cũng ghi lại hình dáng của thời gian
Qua xuân, hạ, thu, đông, khung cửa sổ nhỏ bé vẫn nằm ở đó và được ống kính của nhà nhiếp ảnh tài ba lưu giữ lại.
Alper Yesiltas là một nhiếp ảnh gia kiêm luật sư đến từ thành phố Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ). Anh đã từng dành ra tới 12 năm trời để đặt máy ảnh chụp đúng một góc máy, đó là chiếc cửa sổ của nhà hàng xóm đối diện phòng mình. Tưởng là một ý tưởng đơn giản nhưng sau 12 năm kiên trì và nhìn lại, Alper Yesiltas đã có một bộ ảnh gây tiếng vang không nhỏ.
Trong quá trình từ năm 2005 đến năm 2017, nhiếp ảnh gia người Thổ Nhĩ Kỳ đã thỉnh thoảng đăng tải một số tác phẩm lên mạng và được đón nhận rất tích cực. Vì vậy, anh càng có thêm động lực để tiếp tục bộ ảnh của mình, cho đến ngày 1/5/2017, tòa nhà bị phá hủy.
"Nhân vật chính" trong bộ ảnh đặc biệt này chỉ là một khung cửa sổ đơn sơ, bình thường như mọi chiếc cửa sổ trong thành phố. Qua 4 mùa xuân, hạ, thu, đông, qua bao lần đổi chủ nhân, khung cửa cũng thay đổi liên tục. Từng ngày từng ngày một trôi qua, dưới ống kính của Yesiltas, khung cửa sổ này dường như cũng có "cuộc đời" của riêng mình. Nó đã ở đó hơn 1 thập kỷ, ghi lại hình dáng của năm tháng.
Những bức hình của nhiếp ảnh gia không hề nhàm chán mà đã thu hút rất nhiều sự chú ý của mọi người. Càng xem, người ta càng tò mò muốn biết ở bức hình sau, chiếc cửa sổ và rèm cửa voan của nó sẽ hiện lên dưới hình dáng như thế nào.
Chiếc rèm bằng voan phất phơ trong gió tạo ra các chuyển động giúp hình ảnh không bị nhàm chán và lặp lại
Dù là mùa hè nắng chói hay mùa đông tuyết rơi, khung cảnh đơn giản không có gì đặc biệt này vẫn thu hút đến lạ dưới ống kính của nhiếp ảnh gia
Bức ảnh cuối cùng, khi tòa nhà chung cư bị phá hủy vào năm 2017
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"