Nhiều đối tác của Apple bỏ qua tuyên bố của Trump, thẳng thừng từ chối lời mời đến đất Mỹ
Có cả một khoảng cách xa giữa lời nói và thực tế của Tân Tổng thống nước Mỹ.
Mặc dù Tổng thống sắp lên nắm quyền Donald Trump đã khẳng định mình sẽ thuyết phục Apple chuyển toàn bộ các cơ sở và quy trình sản xuất về lãnh thổ nước Mỹ, rất nhiều nhà cung cấp linh kiện quan trọng khác lại không cho rằng mọi chuyện dễ dàng đến như vậy.
AppleInsider đã trích theo một thông báo trên trang qq của Trung Quốc về việc Foxconn hiện đang là đối tác chính duy nhất của Apple đã thể hiện thái độ tích cực, muốn xem xét tình hình nếu mở chi nhánh và hệ thống cửa hàng phân phối tại Mỹ.
"...Các nhà sản xuất linh kiện như Lens Technologies - cung cấp thấu kính cho iPhone - sẽ không mở chi nhánh tại Mỹ, kể cả khi Foxconn đồng ý làm vậy, do cơ chế trả lương công nhân cao và thái độ, không khí làm việc khác biệt của nhân công có thể gây khó khăn cho kế hoạch và chỉ tiêu sản xuất các sản phẩm tiếp theo."
Trong khi đó, những công ty khác lại phát biểu rằng dây chuyền liên kết sản xuất của Trung Quốc rất khó để mang sang ứng dụng ở Mỹ mà vẫn giữ nguyên được hiệu quả, dẫn đến việc nhiều nhãn hiệu chọn quyết định từ chối.
Bất ngờ là chính động thái lên làm Tổng thống của ông Trump đã thúc đẩy Apple tác động đến các đối tác như Foxconn và Pegatron để chuyển dịch cơ sở sản xuất đến Mỹ. Foxconn đã đồng tình một phần và đang tiếp tục cân nhắc, còn Pegatron thì thẳng thừng từ chối.
Ý định của Trump có lẽ đã được tính toán một cách kỹ lưỡng, nhưng có vẻ như ông đã hoàn toàn xem nhẹ sự phức tạp của tổ hợp sản xuất mà Apple đang điều hành và hợp tác. Riêng nói đến việc chuyển hàng loạt nhà máy của các công ty Trung Quốc và tìm kiếm thêm hàng ngàn nhân công có kinh nghiệm đủ tiêu chuẩn làm việc đã là cả một việc gần như bất khả thi rồi, nếu không muốn nói là nực cười.
Thậm chí thiết bị Mac Pro - một sản phẩm mũi nhọn - vốn được sản xuất hoàn toàn ở Mỹ cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoàn thành. Xét về khía cạnh này, Bloomberg đã nhận định:
"Vẻ ngoài bóng bẩy của Mac Pro và các góc cạnh, chất liệu tinh tế cũng đồng nghĩa với việc Apple phải tự tay thiết kế và sản xuất, đồng thời huấn luyện nhân lực kiểm soát mượt mà các dây chuyền trong nhà máy. Chính điều này đã làm chậm lại kế hoạch ra mắt chung của Apple cũng như chỉ tiêu đề ra dành cho số lượng người dùng yêu cầu.
Giờ đây, Mac Pro đã đến thời điểm thích hợp để được nâng cấp thay vì chạy trên chip xử lý và các cổng kết nối lạc hậu. Tuy nhiên, để không mắc phải các sai lầm trước đó, một vài kỹ sư của Apple đã khuyến nghị tính đến phương pháp sản xuất ở châu Á, với lượng hao hụt đầu tư ít mà vẫn đảm bảo được chất lượng đầu ra."
Nói đến sản phẩm như iPhone với con số 100 triệu máy được bán ra mỗi năm, Apple chỉ có thể dựa vào những dây chuyền ở Trung Quốc thì mới có thể sản xuất hàng loạt đủ cho lượng nhu cầu đặt ra trên thế giới.
Nhìn chung, tính phức tạp và linh hoạt của cơ chế điều hành và dây chuyền sản xuất hiện nay của Apple sẽ khó có thể được tái tạo lại ở một nơi khác Trung Quốc trên thế giới này. Như The New York Times từng nói:
"Một nhân viên điều hành cấp cao đã nhận xét về sự phụ thuộc của Apple vào các các nhà máy Trung Quốc trong việc lắp đặt iPhone sao cho kịp thời hạn ra mắt và đến tay công chúng. Được biết, Apple khi ấy thậm chí còn sửa đổi màn hình của iPhone cho tới phút cuối, khiến cho toàn bộ quy trình lại phải được kiểm tra lại hoàn toàn. Các linh kiện màn hình mới đến nhà máy để bắt đầu sản xuất là vào nửa đêm.
Một quản lý phải ngay lập tức đánh thức 8000 công nhân ở nhà ở tập thể dậy, mỗi người được phát cho một chiếc bánh quy và tách trà, rồi đi đến nơi phân công tiếp tục làm ca kéo dài 12 giờ tiếp theo để lắp màn hình vào khung máy. Theo thống kê, 96 tiếng làm việc đã cho ra lò hơn 10.000 chiếc iPhone sau đó."
Xét cho cùng, Trump thì cứ tiếp tục tuyên bố mạnh miệng, nhưng cuối cùng thì những gì có thể hiện thực hóa sẽ khác xa so với những gì ông nghĩ về Apple.
Tham khảo: BGR
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4