Nhiều lý do để nghi ngờ Google+ sẽ thất bại

    PV, Chí Phiên 

    Mọi người đang dành nhiều lời hoa mỹ khi nói về Google+, nhưng nhận định từ một số nhà phân tích không lạc quan như vậy.

    Mọi người đang dành nhiều lời hoa mỹ khi nói về Google , một dự án được kỳ vọng sẽ thay đổi cục diện thị trường mạng xã hội. Tuy nhiên, nếu xét ở những góc độ khác thì chưa những đánh giá này chưa hẳn công bằng. Bài viết dựa trên quan điểm riêng của Digitaltrends sẽ giúp chúng ta hiểu rõ tại sao Google hoàn toàn có thể thất bại trong tương lai.
     
    Lại là một mạng xã hội khác nữa của Google

    Mỗi lần phương tiện truyền thông khen ngợi đủ điều một dịch vụ mạng xã hội mới ra mắt của Google, là mỗi lần người người nô nức tham gia. Tuy nhiên, vẫn có không ít người thất vọng. Vấn đề không phải các sản phẩm đó tệ - thực tế chúng không tệ chút nào.

    Đầu tiên là Google Wave. Lẽ ra dịch vụ này phải trở thành cú hit không kém gì Facebook. Nó cho người dùng một phương thức kết nối và làm việc có thể nói là độc đáo và thú vị, tất cả đều diễn ra trong thời gian thực. Các nhà bình luận quý mến Wave đến mức khẳng định đây sẽ là tương lai của web. Ấy thế mà, mặc dù ăn rất nhiều lợi điểm, Wave vẫn trượt đài. Google phải ngậm ngùi ném dự án này vào thùng rác với lý do duy nhất là không đủ người dùng.
     
     
    Theo chân Wave sau đó là Buzz, nó cũng chẳng lạ gì với giới công nghệ về khả năng tiến xa của mình. Thực tế đau lòng là sau khi dịch vụ này lên “sóng” được 17 tiếng thì chẳng còn ai đoái hoài đến nó nữa. Dẫu vậy, Buzz vẫn còn tồn tại dù phải “sống” cuộc sống ẩn mình trong xó xỉnh nào đó của thế giới mạng.

    Nói gọn lại thì Google đã có tên trong "lịch sử đau buồn về lĩnh vực mạng xã hội". Đánh giá tín nhiệm về lĩnh vực này của Google hiện chỉ nằm ở mức khiêm tốn thảm hại. Ngay cả khi hãng đủ khả năng cung ứng một dịch vụ có nền tảng vững chắc đi chăng nữa -  chẳng hạn hiện có nhiều lời đánh giá Google sẽ sống bền như đá tảng –  thì Google liệu có khả năng làm mất đi cơ hội đó một lần nữa chăng? Có thể bộ sậu điều hành và nhóm kỹ sư thiết kế đã rút được nhiều kinh nghiệm xương máu từ 2 thất bại nói trên. Nhưng ai dám khẳng định là Google sẽ không đi vào vết xe đổ nào khác?

    Đối thủ Facebook có quá nhiều lợi thế từ lâu rồi

    Tính đến thời điểm này, Facebook có đến 750 triệu người dùng, chiếm khoảng 1/10  tổng dân số toàn thế giới. Với những tính năng hết sức thiết thực như up ảnh, tạo album ảnh, tìm kiếm bè bạn thất lạc từ hồi "ở truồng", hay tạo các danh mục nhạc ưa thích một cách hoàn hảo, v.v… có thể nói cuộc sống của họ gần như đặt trọn vào Facebook. Chuyển sang dùng Google ư? Liệu sự thay đổi đó có dễ dàng hay không?
     

    Google có các tính năng tổ chức theo nhóm bè bạn và người thân, các kiểu chia sẻ thông tin tiện lợi và hợp thời, nhưng người ta thấy như vậy cũng chẳng khác gì Facebook.
     
    Theo lẽ thường, ai cũng muốn biết và thưởng thức cái mới mẻ. Còn Google   đơn giản chỉ là xài lại cái đã có và lấy đó để khuyến khích người ta gói ghém đồ đạc, chuyển về đây từ ngôi nhà đang đẹp đẽ như Facebook. Đó là chưa muốn nói thế giới bên Facebook vẫn còn náo nhiệt. Khi mà mỗi ngày đều mang lại trải nghiệm mới mẻ cho cuộc sống, thì đại đa số khó mà dứt áo ra đi. Nói chung thì khi nào Facebook gây chán cho người dùng đã, bằng không thì...

    Google hụt mất yếu tố “cool”
     
    Những ai đã từng xem bộ phim The Social Network đều nhận thấy Facebook đã trưởng thành chí ít là nhờ tính hạn chế độ tuổi của nó. Những cô cậu trẻ con biết rõ mình sẽ phải làm gì để biến nó trở nên “cool” với mình. Bạn chí ít phải là một sinh viên đủ tuổi mới mở được tài khoản tại Facebook. Về mặt tương tác, thì đây là nền tảng cốt lõi để Facebook ngày càng tiến xa và bành trướng về dân số. Tất nhiên, hãng này chỉ cần trung thành với điểm”cool” này đủ để tồn tại rồi.

    Còn với Google thì ngược lại, dịch vụ này phát triển theo chiều đảo ngược. Không như sự khiêm tốn vốn có ở Gmail, Google lại khiến người ta có cảm giác như đây là một sự đứa con ăn theo công việc kinh doanh của người khổng lồ. Nếu đúng như vậy, đây chính là lý do để Google ra đời và tồn tại. Có vẻ Google cũng đang cố gắng biến đứa con này trở thành “cool”, bằng việc đem đến cho cư dân mạng xã hội một loạt thuật ngữ mới mẻ: “Circles”, “Hangouts” và “Sparks”. Nhưng thực tế, chuyện dùng các từ ngữ bóng bẩy lạ tai chưa bao giờ hấp dẫn đại đa số được cả, và không khéo kiểu này lại khiến cho Google mau rớt đài hơn.

    Google đồng nghĩa với việc quá tải trong quản lý profile

    Cho dù Google thật sự bắt đầu thu hút người dùng đi nữa, vẫn có khả năng hầu hết người ta sẽ không đoạn tuyệt với Facebook (hoặc Twitter) ngay. Nói chính xác, người dùng sẽ xài luôn cả 2 mạng xã hội cùng lúc. Vấn đề bắt đầu nảy sinh từ đây: bạn phải phí thêm nhiều thời gian và công sức để quản lý thông tin. Thậm chí Google còn gây nặng nề mệt mỏi cho người dùng hơn bởi Circles.
     
     
    Mặc dù Circles có cái hay là cho phép người dùng dễ dàng chia tách bạn bè của mình thành các nhóm riêng biệt. Nhờ đó chia sẻ thông tin một cách riêng tư và bảo mật theo nhóm rất thuận lợi, nhưng đó cũng lại là điểm dở. Việc phân loại và lọc ra những người mà bạn biết trong số hàng trăm người (mà đa phần người dùng đều add vô tội vạ) chưa bao giờ đơn giản, nhất là khi bạn còn đang bận loay hoay xử lý cả đống tin nhắn và cập nhật thông tin.

    Nếu muốn, Google vẫn có thể khuyến cáo người dùng sử dụng thêm các Circles dạng khác, cơ bản là hãng này biết rõ về nhu cầu và cách thức liên kết của người dùng hơn ai hết. Nhưng không hiểu sao, Google lại không quan tâm và bỏ qua điểm khá là hợp tình hợp lý này. Thế nên, chừng nào mà Google không xử lý tốt chuyện Circles hiện tại, việc quản lý profile vẫn còn là “khoảng lùi” to tướng đối với Google .
     
    Google đã vụt mất yếu tố “lan truyền” sâu rộng

    Google chắc chắn có lý do cho rằng việc giới hạn sử dụng Google bằng thư mời là một bước đi khôn khéo. Làm như vậy sẽ tạo điều kiện cho các kỹ sư dễ bề kiểm tra dịch vụ với người dùng thực – điều mà họ đã thất bại ở Buzz, cũng như cho phép họ tùy chỉnh lại những tính năng trước khi công bố hoàn thiện sản phẩm trước thiên hạ.
     
    Ngoài ra, Google cũng có một điểm “cool” về mặt hạn chế sử dụng tương tự như Gmail lúc còn trong giai đoạn đầu ra mắt vậy. Và như ta đã thấy ở trên, kiểu hạn chế sử dụng như vậy cũng đã giúp Facebook mau chóng trở thành mạng xã hội số 1 như ngày nay (còn nhớ là lúc Facebook ra mắt cũng giới hạn người dùng và chỉ dành cho sinh viên mà thôi).

    Tuy nhiên, việc giới hạn này cũng là con dao 2 lưỡi. Mấy ngày vừa qua, ai ai cũng muốn tìm một chỗ trong Google theo tiếng gọi phong trào. Nhưng đa phần đều phải thất vọng vì chưa được Google cấp đất. Điều này khiến cho họ hụt hẫng và nản lòng. Trong khi tính chất cốt lõi của mạng xã hội là phải ngay và luôn, là phải nhanh và liên tục. Ấy vậy mà Google đã đi ngược lại tính chất tự nhiên vốn có đó, khiến cho lòng nhiệt tình của cư dân mạng trở nên vô ích. Liệu điều đó có đáng không?
     
    Tham khảo: Digitaltrends
    Tags:
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ