Nhiều người Nga coi HIV/AIDS là trò bịp bợm của truyền thông Phương Tây, dịch bệnh bùng phát mạnh
Ở Nga, mỗi giờ có thêm 10 người nhiễm mới HIV, mỗi ngày có 80 người chết vì AIDS.
Trong những năm gần đây, Nga đang phải chứng kiến một đợt bùng phát mạnh của HIV/AIDS. Một phần lý do đằng sau, nhiều người Nga không tin HIV có thật. Họ cho rằng đại dịch HIV/AIDS là thứ truyền thông phương Tây nghĩ ra để lừa bịp thế giới.
Theo một báo cáo mới của AFP, những người này thường tổ chức thành những nhóm, diễn đàn và phòng chat trực tuyến có tới hàng ngàn thành viên. Họ phủ nhận HIV đồng thời kêu gọi người nhiễm virus không cần chữa trị.
Nhiều người Nga coi HIV/AIDS là trò bịp bợm của truyền thông Phương Tây
"Chuyện hoang đường vĩ đại nhất của thế kỷ 20", đó là biệt danh mà những người Nga không tin vào HIV đặt cho virus. Họ kêu gọi mọi người tin rằng thuốc chống HIV là "thuốc độc", và các bác sĩ là những "kẻ giết người" làm thuê cho công ty dược phẩm.
Chưa dừng lại ở đó, những người này còn hướng dẫn bệnh nhân HIV từ chối điều trị. Trong khi, một số khác cho rằng HIV/AIDS là thứ mà "ai đó" ở phương Tây nghĩ ra để kiểm soát dân số thế giới.
Đối chiếu với một thực tế, tỷ lệ nhiễm HIV ở Nga đang từng bước tăng đều đặn trong suốt 1 thập kỷ qua, trong xu hướng chung của cả thế giới đều giảm. Từ năm 2006, tỷ lệ các ca nhiễm mới HIV ở Nga đã tăng 149% và tiếp tục tăng đều đặn từ 10-15% mỗi năm.
Hiện có hơn 900.000 người Nga đang phải sống chung với HIV. Tính ra, mỗi giờ đất nước này sẽ có thêm 10 người nhiễm virus. Mỗi ngày, khoảng 80 người chết vì AIDS.
Theo AFP, có tới hơn một nửa người Nga nhiễm HIV nhưng không điều trị. Mặc dù chưa rõ bao nhiêu phần trăm trong số này bị ảnh hưởng bởi các thông điệp nguy hiểm trên internet, một loạt các ca tử vong ở trẻ em nhiễm HIV gần đây đã khiến các chuyên gia y tế và các bác sĩ bất bình.
“Thật không thể chấp nhận được, ở thời đại này, những đứa trẻ [nhiễm HIV] phải chết khi biện pháp điều trị là hoàn toàn có”, Alexey Yakovlev, một bác sĩ tại bệnh viện Botkin, Saint Petersburg, nói với AFP.
Tháng 8 vừa rồi, một bé gái 10 tuổi nhiễm HIV đã chết ngay tại một bệnh viện, sau khi gia đình theo đạo của cô liên tục từ chối thực hiện các biện pháp điều trị.
Hai tuần trước, tòa án địa phương ở Perm, phía tây Siberia, đã tuyên 18 tháng tù treo với một người phụ nữ. Bà này phớt lờ lời khẩn cầu của bác sĩ, không cho phép con mình được điều trị HIV và dẫn đến cái chết của cậu bé 8 tuổi.
Tù treo là mức án cao nhất với tội danh này ở Siberia, nhưng nó đã không làm dịu được các chuyên gia sức khoẻ. "18 tháng án treo có là gì cho những trường hợp như vậy?", Kirill Vorobyev, một bác sĩ bệnh truyền nhiễm nói với The Independent. "Đó phải là một án phạt rất nghiêm túc, cho tội giết người".
Trong khi đó, tại một thành phố khác của Siberia, Tyumen, một phiên tòa khác cũng đang diễn ra trong vụ một bé gái 2 tuổi chết vì không điều trị HIV. Cha mẹ cô bé là một trong những người không tin vào HIV/AIDS.
Theo AFP, có tới hơn một nửa người Nga nhiễm HIV nhưng không điều trị
Một phần lý do khiến phong trào phản đối điều trị HIV hoành hành ở Nga, đó là vì người Nga cực kỳ thích thuyết âm mưu, Yelena Dolzhenko, một nhân viên tại Trung tâm dự phòng AIDS Moscow cho biết. Dolzhenko nói rằng phong trào chống truyền thông phương Tây một cách cực đoan trên internet và đôi khi trên cả TV cũng góp phần giúp những thuyết âm mưu này lan rộng.
Hiện tại, hệ thống y tế của Nga được đánh giá là thiếu thốn, nhận được ít tài trợ và tình trạng thiếu thuốc vẫn xảy ra. Trong khi đó, nhiều người Nga vẫn coi HIV chỉ là bệnh của kẻ nghiện hút và người đồng tính Mỹ, bà Dolzhenko cho biết.
Thực tế, một nửa những ca mắc mới HIV là do quan hệ tình dục khác giới không an toàn.
Yekaterina Zinger, giám đốc Quỹ Svecha ở Saint-Petersburg, thì đổ lỗi này cho sự thiếu hụt nguồn thông tin cho bác sĩ tham khảo và thông báo cho bệnh nhân một cách chính xác. "Mọi người không có đủ thông tin và bắt đầu nghĩ rằng ai đó đang giấu họ một thứ gì đó khác", Zinger nói.
Dolzhenko cho biết thêm, có chiến dịch phòng chống HIV/AIDS của chính phủ đã mắc sai lầm trong việc thúc đẩy thông điệp "chỉ thân mật với người mà bạn tin tưởng", thay vì quan hệ tình dục an toàn và sử dụng bao cao su.
Thực tế có khoảng 30% phụ nữ Nga bị nhiễm HIV, khi chỉ quan hệ với 1 người đàn ông duy nhất trong đời, Dolzhenko nói.
Tham khảo Arstechnica
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI