Nhìn Grab tổ chức "đại hội võ lâm" quy tụ vài nghìn anh em thế này, Uber, xe ôm và taxi truyền thống có thấy "hãi"?

    Tài Anh, Theo Trí Thức Trẻ 

    Đại diện Grab có cơ sở để tự tin cho rằng công ty này đang đứng đầu về ứng dụng đặt xe trên di động.

    Trong chia sẻ mới đây với chúng tôi, anh Jerry Lim, Giám đốc phụ trách Việt Nam của Grab cho biết, "Grab hiện có 630 nghìn tài xế tại khu vực Đông Nam Á với 30 triệu người dùng. Tại Việt Nam, tuy không có con số cụ thể về thị phần tại thị trường này. Nhưng như các bạn thấy, áo xanh ở khắp nơi. Chúng tôi đang đứng số 1 về ứng dụng đặt xe trên di động tại Việt Nam".

    Tại thị trường Việt Nam, sau 3 năm, Grab đang thể hiện tốc độ phát triển rất nhanh, đặc biệt là hệ thống xe 2 bánh. Đây có lẽ chính là lực lượng giúp đại diện Grab có cơ sở để tự tin cho rằng công ty này đang đứng đầu về ứng dụng đặt xe trên di động, khi hạ tầng cũng như thói quen đi lại của người Việt vẫn chủ yếu phù hợp với xe máy hơn là ô tô.

    Những hình ảnh chúng tôi tổng hợp được tại buổi gặp mặt đối tác Grab 2 bánh (GrabBike, GrabBike Premium và GrabExpress) tháng 3 của Grab tại Nhà Thi đấu Nguyễn Du (Q1, TPHCM), thực sự khiến người ta ngỡ ngàng về sự phát triển của hệ thống này với lực lượng đối tác tài xế xe 2 bánh vô cùng đông đảo.

    Sức chứa của nhà thi đấu Nguyễn Du lên đến 2.100 người, và toàn bộ ghế ngồi đều được lấp kín bởi màu áo xanh của cánh xe ôm GrabBike.

    Hiện Grab có mặt tại 3 trong 5 tỉnh, thành phố được cấp giấy phép hoạt động là Hà Nội, TPHCM và Đà Nẵng. Năm 2017, công ty này sẽ tiếp tục thử nghiệm ở 2 địa phương còn lại là Quảng Ninh và Khánh Hòa.

    Grab ra mắt lần đầu vào năm 2012 với tên gọi MyTeksi tại Malaysia cùng tính năng khởi nguồn đơn giản như một dịch vụ hỗ trợ đặt taxi, với 11.000 lượt tải. Vào ngày 27/02/2014, ứng dụng đã có mặt tại Việt Nam với tên gọi GrabTaxi. Và sau 3 năm hoạt động tại Việt Nam với hàng loạt dịch vụ, như: GrabTaxi, GrabBike, GrabCar, GrabExpress...

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ