Nhìn màu vỏ trứng, bạn sẽ biết chúng được đẻ ra từ con gà nào

    zknight,  

    Màu sắc thực phẩm nói lên điều gì? Đọc bài này bạn sẽ hiểu.

    Hàng ngày, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều loại thực phẩm cùng loại nhưng lại có màu sắc khác nhau. Cà rốt đỏ khác gì so với cà rốt tím? Loại nào giàu chất dinh dưỡng hơn? Nhìn màu sắc vỏ trứng, bạn lại có thể đoán được chúng được đẻ ra từ con gà nào.

    Có rất nhiều điều thú vị mà màu sắc thực phẩm có thể tiết lộ cho chúng ta. Hãy cùng điểm qua 8 ví dụ dưới đây:

    1. Cà rốt tím và cà rốt đỏ

    Nhiều loại cà rốt với đủ loại màu sắc sẽ làm cho bữa tiệc của bạn thêm bắt mắt. Không chỉ vậy đâu, mỗi loại cà rốt còn chứa trong đó nhiều chất chống oxy hóa khác nhau. Vì vậy, ăn càng nhiều loại cà rốt, bạn sẽ càng nhận lại nhiều lợi ích sức khỏe

    Cà rốt cam chứa hàm lượng cao beta-carotene, một chất giúp cải thiện thị lực. Cà rốt tím thì chứa nhiều anthocyanin, rất tốt cho sức khỏe của tim. Cà rốt đỏ lại mang trong mình nhiều lycopene, một chất chống oxy hóa có thể làm giảm nguy cơ mắc nhiều loại ung thư nhất định.

    Cuối cùng là cà rốt vàng, chúng chứa hàm lượng cao lutein, cũng có khả năng cải thiện thị lực và phòng chống ung thư.

    2. Trứng nâu và trứng trắng

    Tuy màu sắc vỏ trứng không cho chúng ta biết nhiều về thành phần dinh dưỡng, nó vẫn tiết lộ một bí mật hết sức thú vị. Bạn biết không, những quả trứng trắng được đẻ ra từ những con gà có dái tai trắng. Còn những con gà có dái tai đỏ, chúng sẽ đẻ trứng nâu.

    Thông thường, trứng nâu đắt hơn trứng trắng, bởi những con gà có dái tai đỏ ăn khỏe hơn. Nông trại sẽ tốn thức ăn cho chúng, bởi vậy họ phải bán trứng ra với một mức giá cao hơn. Thật thú vị!

    3. Snack ngô xanh và snack ngô vàng

    Những miếng snack ngô xanh chứa nhiều axit amin lysine và anthocyamin, một chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, chuyển từ snack ngô vàng, sang ăn snack ngô xanh không giúp ích nhiều cho chế độ ăn của bạn. Đi từ bột ngô đến một miếng snack chiên, rất nhiều chất dinh dưỡng đã biến mất trong quá trình chế biến.

    4. Ớt đỏ và ớt xanh

    Ớt xanh khi chín thì sẽ thành ớt đỏ, một điều hiển nhiên. Nhưng có gì khác nhau giữa chúng? Ớt xanh có màu xanh bởi trong giai đoạn đầu của quả, diệp lục sẽ tạo một lớp mặt nạ phía bên ngoài vỏ của chúng. Cho đến khi chín, diệp lục biến mất.

    Nhưng ớt xanh thường rẻ hơn ớt đỏ. Đó là vì thành phần dinh dưỡng của chúng ít hơn. Ớt chín trải qua một thời gian sinh trưởng dài hơn nên sẽ giàu dinh dưỡng hơn.

    5. Diêm mạch trắng và diêm mạch đỏ

    Loại diêm mạch phổ biến mà bạn thường thấy sẽ có màu trắng. Chúng thường xốp và có mùi vị trung tính. Diêm mạch đỏ thì hiếm hơn. Chúng thường giòn và bền nên phù hợp với các món rau trộn. Diêm mạch trắng thì thích hợp với các món ăn sáng thay thế gạo. Ví dụ, bạn có thể dùng diêm mạch trắng để nấu cháo.

    6. Khoai tây nâu và khoai tây đỏ

    Khoai tây càng nhiều sắc nâu, chúng càng chứa nhiều tinh bột. Thứ tự ở đây là: khoai tây nâu, khoai tây nâu đỏ và khoai tây đỏ. Khoai tây nâu sẽ thích hợp hơn khi nghiền bột hoặc làm món nướng.

    Trong khi đó, khoai tây đỏ nhỏ hơn, ít tinh bột nhưng lại nhiều đường. Lớp vỏ mỏng của nó cũng thích hợp để bạn chế biến món rang.

    Tất cả các loại khoai tây đều giàu vitamin. Nhưng khoai tây nâu, đặc biệt, chứa vitamin B6 nhiều hơn gấp đôi so với khoai tây đỏ.

    7. Hành tây vàng và hành tây trắng

    Hành tây vàng, với hương vị nhẹ nhàng hơn, thường được sử dụng linh hoạt trong rất nhiều món ăn. Với loại hành tây này, càng nấu kỹ bao nhiêu, hương vị của chúng càng trở nên ngọt ngào, Tất nhiên, bạn đừng nấu đến khi chúng cháy đen là được.

    Thế còn hành tây trắng? Chúng thường có hương vị đậm hơn. Mặc dù cũng có thể sử dụng để chế biến món chín, hành tây trắng thích hợp hơn để ăn trực tiếp. Bạn có thể kẹp chúng trong bánh mỳ hoặc rắc lên món rau trộn.

    8. Snack khoai tây sáng màu và snack khoai tây tối màu

    Chắc hẳn ai cũng có kinh nghiệm trong chuyện này. Khi ăn những miếng snack khoai tây tối màu, bạn sẽ cảm nhận được chúng ngon hơn và giàu hương vị hơn. Nguyên nhân là bởi khi protein và đường trong khoai tây tiếp xúc với nhiệt độ, phản ứng hóa học sẽ biến tính chúng thành màu sẫm hơn.

    Cũng chính phản ứng với nhiệt sẽ tạo ra những phân tử có hương vị đậm đà. Bạn thường thích những miếng snack khoai tây sẫm màu hơn phải không?

    Tham khảo Reader'sDigest

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ