Nhìn thì cứ tưởng là ong bắp cày khổng lồ, nhưng thực chất đây chỉ là một loài bướm đêm

    Đức Khương,  

    Bướm đêm Hornet Châu Âu - bướm đêm ong bắp cày (Sesia apiformis) thoạt nhìn trông rất đáng sợ, và sự giống nhau đến kỳ lạ của nó với một con ong bắp cày khổng lồ chỉ là một cách ngụy trang phức tạp nhằm ngăn chặn những kẻ săn mồi.

    Loài bướm đêm này là một ví dụ điển hình của bắt chước kiểu Bates, một hình thức bắt chước trong đó một loài vô hại đã tiến hóa để bắt chước dáng vẻ hoặc hành vi của một loài khác nhằm bảo vệ bản thân khỏi những kẻ săn mồi. Trong trường hợp này, sự kết hợp giữa màu vàng, hình dạng của bụng và của đôi cánh có thể nhìn xuyên thấu đã làm rất tốt việc tạo ra ảo giác về một con ong bắp cày. Chỉ khi kiểm tra kỹ hơn, bạn mới nhận thấy rằng loài côn trùng không có răng và ngòi đâm giống ong bắp cày.

    Nhìn thì cứ tưởng là ong bắp cày khổng lồ, nhưng thực chất đây chỉ là một loài bướm đêm - Ảnh 1.

    Mặc dù có sự khác biệt nêu trên giữa ong bắp cày khổng lồ thực sự và bướm đêm ong bắp cày, nhưng việc phân biệt hai loài này là rất khó khăn, bởi vì loài bướm đêm không chỉ bắt chước vẻ ngoài của ong bắp cày mà còn thực sự có cách bay khá giống ong bắp cày khi bị quấy rầy.

    Nhìn thì cứ tưởng là ong bắp cày khổng lồ, nhưng thực chất đây chỉ là một loài bướm đêm - Ảnh 2.

    Dù có vẻ ngoài rất giống với ong bắp cày, nhưng loài bướm đêm này hoàn toàn vô hại đối với con người, và chỉ riêng vẻ ngoài của nó đã đủ để giữ cho hầu hết con người ở một khoảng cách an toàn.

    Nhìn thì cứ tưởng là ong bắp cày khổng lồ, nhưng thực chất đây chỉ là một loài bướm đêm - Ảnh 3.

    Sesia apiformis có thể được tìm thấy trên khắp Châu Âu, Vương quốc Anh, ở một số khu vực của Trung Đông, và gần đây nó cũng đã được đưa đến Bắc Mỹ. Mặc dù vô hại đối với con người nhưng nó lại được coi là mối đe dọa thứ cấp đối với cây dương, đặc biệt là ở Anh, vì chúng ăn gỗ của cây dương và đẻ ấu trùng của chúng trong cây.

    Nhìn thì cứ tưởng là ong bắp cày khổng lồ, nhưng thực chất đây chỉ là một loài bướm đêm - Ảnh 4.

    Bắt chước kiểu Bates là một kiểu bắt chước trong sinh học được đặt tên theo nhà tự nhiên học người Anh Henry Walter Bates. Trong kiểu bắt chước này thì một loài không độc hại giả trang giống như một loài độc hại nhằm tránh khỏi bị săn bắt bởi những loài ăn thịt chúng. Một ví dụ tiêu biểu nhất là loài ruồi giả ong giả trang thành ong để khiến cho chim chóc sợ mà không dám tấn công chúng. Một ví dụ khác là một số loài bướm giả trang thành loại khác có vị khó ăn khiến cho chim không muốn ăn chúng.

    Bắt chước kiểu Bates là loại bắt chước thông thường nhất và được nghiên cứu kỹ lưỡng nhất. Sự bắt chước không chỉ giới hạn ở bề ngoài, màu sắc, hình dạng mà còn có thể bắt chước về mùi, về âm thanh, thái độ và động tác. Ví dụ có loài bướm đêm tuy không độc hại lại bắt chước phát ra tiếng siêu âm của những con bướm đêm khó ăn khiến cho dơi không dám ăn chúng.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ