Nhìn vào biểu đồ này bạn sẽ thấy thảm họa Note7 chưa thể đánh gục được Samsung
Galaxy Note7 tuy là một sản phẩm flagship của Samsung nhưng thực chất vẫn chỉ đóng góp một phần nhỏ trong tổng doanh thu của công ty.
Sau khi Samsung chính thức thông báo thu hồi Note7 lần hai, hẳn ai cũng có chung suy nghĩ: dòng flagship mà phát nổ thì chắc chắn cổ phiếu công ty sẽ trượt giá không phanh.
Tuy nhiên, thực tế rõ ràng lại không phải như vậy đối với Samsung. Ngay cả khi các mẫu Note7 đổi trả lại có vẻ như tiếp tục phát nổ khiến nhiều nhà phân phối phải ngừng bán và Samsung có nguy cơ phải tạm dừng sản xuất thì giá cổ phiếu công ty mới chỉ sụt giảm nhẹ 1,5% vào thứ Hai vừa qua. Thậm chí giá cổ phiếu còn chạm ngưỡng cao kỷ lục vào thứ Sáu tuần trước, ngay giữa lúc công ty đang quay cuồng trong hàng mớ rắc rối.
Lý do là bởi Galaxy Note7 tuy là một sản phẩm flagship của Samsung nhưng thực chất vẫn chỉ đóng góp một phần nhỏ trong tổng doanh thu công ty. Với danh mục sản phẩm đồ sộ của mình, Samsung hiện vẫn là hãng điện tử lớn nhất thế giới. Từ 2014 đến nay, không phải mảng điện thoại mà các hạng mục sản xuất khác mới là nguồn thu chính của công ty. Biểu đồ dưới đây sẽ cho thấy rõ điều này:
Quan trọng hơn, Samsung cũng là tay chơi hàng đầu trong rất nhiều ngành công nghiệp khác như sản xuất chip bán dẫn, màn hình LCD/OLED cũng như hàng loạt thiết bị điện tử gia dụng khác.
Như vậy, nhìn tổng thể thì những sự cố vừa qua chính xác là một thảm họa PR. Nhiều người dùng hiện nay thậm chí còn đánh đồng thương hiệu Galaxy với “điện thoại phát nổ”, đồng thời cũng góp phần nâng tầm các đối thủ như Apple và Google. Tuy vậy, có thể nói sau tất cả những chuyện không hay, Samsung vẫn chưa hề đánh mất vị thế của mình trong giới sản xuất hàng điện tử tiêu dùng trên thế giới.
Tham khảo Business Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời