Nhịp tim của Trái Đất là tên của một âm thanh cứ 26 giây sẽ xuất hiện một lần, nhưng cho tới nay vẫn chưa có lời giải thích chính xác nào cho âm thanh đó.
Kể từ những năm 1960, các nhà địa chấn học trên nhiều lục địa đã phát hiện một xung bí ẩn được tạo ra giống như được hẹn giờ cứ 26 giây lại xuất hiện một lần. Nhưng trong 60 năm qua, không ai có thể tìm ra âm thanh này thực sự là gì.
"Nhịp tim của Trái đất" lần đầu tiên được ghi lại vào năm 1962, bởi John Oliver, một nhà nghiên cứu tại Đài quan sát địa chất Lamont-Doherty, Đại học Columbia. Ông đã phát hiện ra rằng nó đến từ một nơi nào đó ở phía nam hoặc xích đạo Đại Tây Dương, và âm thanh này xuất hiện dữ dội hơn trong những tháng mùa hè ở Bắc bán cầu.
Sau đó, vào năm 1980, Gary Holcomb, một nhà địa chất của Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, cũng phát hiện ra xung bí ẩn này và lưu ý rằng nó mạnh hơn khi có bão. Nhưng vì lý do nào đó, khám phá của hai nhà nghiên cứu này hầu như không được biết đến trong hơn hai thập kỷ, cho đến khi một sinh viên tốt nghiệp tại Đại học Colorado, Boulder, một lần nữa phát hiện ra "nhịp tim" và quyết định nghiên cứu về nó.
Mike Ritzwoller, một nhà địa chấn học tại Đại học Colorado, gần đây đã chia sẻ với Tạp chí Discover rằng ngay sau khi họ quan sát dữ liệu của sinh viên mới tốt nghiệp Greg Bensen, ông và nhà nghiên cứu Nikolai Shapiro đã biết có điều gì đó kỳ lạ về nhịp đập bí ẩn này.
Họ phải làm việc, kiểm tra các thiết bị, phân tích dữ liệu và các vết biến động từ mọi góc độ có thể và thậm chí điều chỉnh nguồn phát xung tới một vị trí ở Vịnh Guinea, ngoài khơi bờ biển phía Tây của châu Phi.
Ritzwoller và nhóm của ông thậm chí đã đào sâu nghiên cứu của Oliver và Holcomb và công bố một nghiên cứu về xung bí ẩn vào năm 2006. Nhưng họ lại không thể giải thích nó thực sự là gì. Một giả thuyết cho rằng đó là do sóng biển gây ra, trong khi một giả thuyết khác cho rằng đó là do hoạt động của núi lửa trong khu vực, nhưng cả hai đều chưa được chứng minh là đúng.
Lý thuyết sóng có từ năm 2011, khi Garrett Euler, một nghiên cứu sinh tại Đại học Washington ở St. Louis, xác định chính xác nguồn gốc của xung từ một phần của Vịnh Guinea được gọi là Bight of Bonny, đưa ra giả thuyết rằng khi sóng đánh vào lục địa thềm, áp suất làm biến dạng địa chấn đáy đại dương, gây ra các xung phản xạ dạng sóng.
The Bight of Biafra là một điểm sáng ngoài khơi bờ biển Tây Phi, ở phần cực đông của Vịnh Guinea.
Lý thuyết của Euler có vẻ sẽ là lời giải thích phù hợp, nhưng không phải ai cũng bị thuyết phục bởi nó. Năm 2013, Yingjie Xia, một nhà nghiên cứu từ Viện Đo đạc và Địa vật lý ở Vũ Hán, Trung Quốc, đưa ra giả thuyết rằng nguồn của xung 26 giây là hoạt động của núi lửa.
Lý thuyết của ông cho rằng nguồn gốc của tín hiệu gần với một ngọn núi lửa trên đảo Sao Tome và có ít nhất một địa điểm khác ở một nơi khác trên thế giới có một số điểm tương đồng với thuyết này.
Nhưng cả hai lý thuyết đều không giải thích đầy đủ về xung. Tại sao xung 26 giây chỉ xảy ra tại Bight of Bonny? Sóng đánh vào các bờ biển trên khắp thế giới và có rất nhiều khu vực khác có hoạt động địa chấn, điều gì đặc biệt ở nơi này? Có vẻ đó là những câu trả lời mà chưa có ai có thể giải thích được, nhưng trên thực tế, các nhà địa chấn học dường như không thực sự quan tâm đến nó.
Ở một góc độ khác, các nhà khoa học cũng phát hiện thấy "nhịp tim" bí ẩn phát ra từ một đám mây bụi vũ trụ. Bình thường, khu vực không gian này chẳng có gì đáng chú ý cho tới khi kính viễn vọng nhận thấy nó đang "hòa chung nhịp đập" với một hiện tượng thiên văn gần đó. Vì lý do này, báo cáo nghiên cứu mới kết luận dường như vật thể có liên kết với nhau. Thế nhưng nhóm các nhà khoa học chưa rõ bằng cách nào, những "nhịp tim" phát ra dưới dạng tia gamma của đám mây bụi liên kết với hố đen nằm cách nó 100 năm ánh sáng.
Nhóm nghiên cứu tìm thấy nhịp đập kỳ lạ này khi phân tích lượng dữ liệu thu thập được trong 10 năm hoạt động của kính thiên văn tia gamma Fermi. Trong quãng thời gian đó, Fermi quan sát SS 433 - một chuẩn tinh (quasar) cỡ nhỏ - nằm cách Dải Ngân hà khoảng 15.000 năm ánh sáng. SS 433 này chứa một ngôi sao lớn hơn Mặt Trời tới 30 lần cùng với một hố đen có kích cỡ lớn - khoảng từ 10 tới 20 khối lượng mặt trời. Hố đen và ngôi sao hoàn thành một quỹ đạo quanh nhau mỗi 13 ngày, và hố đen liên tục hút vật chất từ ngôi sao khổng lồ.
“Lượng vật chất này tụ lại thành một đĩa bồi tụ khổng lồ và chui dần vào hố đen, như cách nước chui xuống ống cống vậy”, Jian Li, một trong số các nhà nghiên cứu góp công viết báo cáo cho biết. “Tuy nhiên, một phần vật chất không chui xuống mà bắn ra thành hai tia đối xứng, từ phía trên và phía dưới cái đĩa bồi tụ”.
Các nhà nghiên cứu phải tiếp tục quan sát và phải tiến hành một số thí nghiệm mang tính giả thuyết để có thể hiểu rõ được "nhịp đập" này.
"Hệ sao S 433 tiếp tục khiến người quan sát và các thuyết gia ngạc nhiên. Chắc hẳn nó là nơi phù hợp để dựa vào đó, chúng tôi thử nghiệm khả năng tạo ra tia vũ trụ cũng như việc truyền tín hiệu gần một quasar cỡ nhỏ".
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"