Nhờ bộ ngoại xương - exoskeleton điều khiển bằng sóng não, người đàn ông liệt từ vai xuống đã có thể đi lại được
Một bước nhỏ của anh Thibault, và một bước lớn của toàn nhân loại.
And Thibault, 28 tuổi, ngã xuống từ ban công, gãy xương sống và liệt từ vai trở xuống, anh đã tưởng mình không thể di chuyển được nữa cho tới khi biết rằng công nghệ đã đủ hiện đại để biến nhiều ước mơ không tưởng thành sự thật. Bằng một bộ ngoại xương - exoskeleton điều khiển bằng não bộ, anh đã có thể tự di chuyển mà không cần tới sự giúp đỡ của người khác.
Bệnh nhân tàn tật mất nhiều tháng để luyện khả năng sử dụng tín hiệu não bộ điều khiển một mô hình giả lập trên máy tính, trước khi chính thức đeo bộ ngoại xương vào người để di chuyển ngoài đời thực. Các nhà khoa học gọi thành công của anh Thibault là một bước đột phá mới.
Tuy những người thực hiện bài thí nghiệm đặc biệt nói rằng phải mất nhiều năm nữa, bộ ngoại xương này mới được sản xuất đại trà, nhưng việc anh Thibault đã có thể di chuyển bằng sóng não cho thấy tiềm năng cực kỳ lớn của nó.
Bệnh nhân người Pháp nói rằng công nghệ đã đưa cuộc sống của anh sang một trang mới. “Khi cơ thể trở nên vô dụng, tôi đã muốn làm thứ gì đó bằng não của mình”, anh nói.
Bằng cơ quan phức tạp nhất trên toàn vũ trụ, anh tập luyện khả năng điều khiển bộ ngoại xương bằng một trò chơi điện tử đơn giản, nơi anh dạy nhân vật trong game di chuyển, nhờ đó Thibault có khả năng điều khiển bộ ngoại xương ngoại. Có thể coi Thibault lại một lần nữa học cách tự đi bằng đôi chân của mình. “Tôi chưa thể đeo bộ ngoại xương vào và về nhà được, nhưng tôi đã có thể đi lại được. Tôi đã có thể đi và dừng đúng theo ý muốn”.
Alim Louis Benabid, giáo sư danh dự tại thành phố Grenoble và người đứng đầu nghiên cứu mới được đăng tải trên tạp chí Lancet Neurology, nói rằng: “Não bộ vẫn có khả năng tạo tín hiệu ra lệnh cho tay và chân, chẳng qua là vì bệnh nhân không có chi để thực hiện hành động thôi”.
Nhóm chuyên gia từ bệnh viện Grenoble Alpes, từ công ty y sinh Cinatech và trung tâm nghiên cứu CEA đặt hai thiết bị nhận sóng vào đầu của Thibault; thiết bị nằm dưới da đầu của bệnh nhân. Chúng có khả năng đọc được tín hiệu từ vỏ não, tức là những câu lệnh điều khiển tứ chi.
Thuật toán sẽ phân tích tín hiệu não nhận được, và dịch nó thành chuyển động mà bệnh nhân đang nghĩ tới. Chính hệ thống này gửi câu lệnh tới cho bộ ngoại xương, khiến chúng chuyển động. Qua nhiều bài thử nghiệm, Thibault đã có thể di chuyển một quãng đường dài bằng nửa sân vận động.
Từ trước tới nay, đã có nhiều nghiên cứu sử dụng thiết bị gắn vào đầu để tiến hành giả lập hành động trên máy tính, nhưng đây là lần đầu tiên sóng não được dùng trong điều khiển một bộ ngoại xương. Các nhà nghiên cứu còn cho rằng nhờ đột phá mới này, ta sẽ có xe lăn được điều khiển bằng não bộ. “Đây không phải hành động biến người thành máy, mà chính là quá trình chống chọi với bệnh tật”, giáo sư Benabid nói, “đây là ‘người tàn tật được chữa lành’, chứ không phải ‘người cường hóa’”.
Trong tương lai, những người liệt phần lớn cơ thể sẽ lại có thể bước đi. Đây là quả một bước nhỏ của anh Thibault, và một bước lớn của toàn nhân loại.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"