Thay vì dựa vào các bản khảo sát hàng tháng hay số liệu do cơ quan thống kê báo cáo (và thường có độ trễ), với tiền điện tử, PBOC sẽ có các chỉ số được cập nhật liên tục, từ đó đưa ra chính sách quản lý tiền tệ chính xác kịp thời hơn.
Sau khi thành lập đội nghiên cứu năm 2014, NHTW Trung Quốc mới đây đã chạy thử nghiệm loại tiền ảo đầu tiên của mình, tiến thêm một bước để trở thành một trong những NHTW đầu tiên trên thế giới phát hành đồng tiền kỹ thuật số mà có thể sử dụng để mua mọi thứ, từ một cốc mỳ đến chiếc xe hơi.
Đối với những người dùng giao dịch trên điện thoại thông minh hay máy tính xách tay, đồng tiền mà PBOC phát triển sẽ không có nhiều khác biệt so với những phương thức thanh toán như Alipay hay WeChat. Tuy nhiên, đối với bên bán hàng đây là một bước tiến lớn giúp họ giảm đáng kể chi phí giao dịch.
Trên thị trường bitcoin – đồng tiền ảo phổ biến nhất trên thế giới hiện nay, Trung Quốc là một nhân tố có ảnh hưởng lớn bởi nhu cầu đối với đồng tiền này khá cao. Tuy nhiên thời gian gần đây PBOC đã thắt chặt quản lý nhằm ngăn chặn bong bóng bitcoin phình to rồi lại vỡ tung. Hơn nữa vì bitcoin là đồng tiền không phải do nhà nước phát hành, Trung Quốc không muốn tiền ảo trở thành một địa hạt mà Chính phủ không thể kiểm soát.
Thanh toán trực tuyến khá phổ biến ở Trung Quốc. Để mua một lon Coca, người Trung Quốc có thể dùng điện thoại quét mã QR thay vì nhét xu vào những chiếc máy bán hàng tự động. Thậm chí trong dịp Tết, người Trung Quốc lì xì cho nhau bằng tiền điện tử thay vì trao những phong bao màu đỏ như trước.
Nhưng sự phát triển của các kênh thanh toán trực tuyến cũng là một thách thức đối với PBOC, đơn vị có vai trò quản lý cả tiền thật và tiền ảo. Bởi vậy, PBOC muốn gia nhập thị trường này.
Duan Xinxing, phó Chủ tịch OKCoin, một trong những sàn giao dịch bitcoin lớn nhất Trung Quốc, nhận định phát hành tiền ảo sẽ giúp PBOC kiểm soát rủi ro trong hệ thống tài chính và theo dõi đầy đủ hơn các hoạt động trong nền kinh tế.
Đối với đất nước có 1,4 tỷ dân như Trung Quốc, chi phí in ấn và chống lại tiền giả khá đắt đỏ, chưa kể đến chi phí quản lý số tiền đang lưu thông và các giao dịch. Có thêm tiền điện tử sẽ giúp tăng tính tiện lợi, minh bạch và tốc độ của các giao dịch.
Một tiện ích của tiền điện tử là giúp PBOC có được các số liệu theo thời gian thực và hoàn chỉnh. Thay vì dựa vào các bản khảo sát hàng tháng hay số liệu do cơ quan thống kê báo cáo (và thường có độ trễ), với tiền điện tử, PBOC sẽ có các chỉ số (ví dụ như cung tiền) được cập nhật liên tục, từ đó đưa ra chính sách quản lý tiền tệ chính xác kịp thời hơn.
Tuy nhiên nếu tiền điện tử của PBOC được sử dụng rộng rãi, đây sẽ là thách thức đối với các ngân hàng và công ty đang cung cấp dịch vụ thanh toán như Alipay và WeChat.
Trung Quốc không phải là nước duy nhất trên thế giới tìm đến các đồng tiền điện tử, tiến đến xã hội không tiền mặt. Cuối năm ngoái, Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi ra quyết định rút 86% lượng tiền mặt đang lưu thông ra khỏi thị trường nhằm chống tham nhũng và đẩy mạnh thanh toán điện tử. NHTW Canada, Đức và Singapore cũng đang phát triển tiền điện tử.
Năm ngoái, PBOC công bố báo cáo nghiên cứu vạch ra một số điểm cơ bản về cơ chế hoạt động của tiền điện tử do PBOC phát hành:
* PBOC sẽ tạo ra tiền điện tử và chuyển số tiền này đến các ngân hàng thương mại khi cần thêm thanh khoản
* Người tiêu dùng sẽ nạp tiền vào ví điện tử (chạy trên điện thoại di động hoặc các thiết bị khác) từ máy ATM hoặc tại quầy giao dịch ở ngân hàng
* Để mua hàng, khách hàng kết nối ví của họ với tài khoản của người bán
* Người bán gửi tiền ảo vào tài khoản ngân hàng
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời