Nhu cầu lắp ráp smartphone suy giảm, Foxconn dự định mở nhà máy sản xuất chip ở Trung Quốc

    Nguyễn Hải,  

    Đây cũng là dự án lớn tiếp theo sau khi Foxconn tham gia sau khi khởi công nhà máy LCD trị giá 10 tỷ USD ở Wisconsin, Mỹ.

    Theo nguồn tin của Nikkei Asia Review, nhà lắp ráp iPhone hàng đầu, Foxconn Technology đang chuẩn bị xây dựng một nhà máy sản xuất chip trị giá 9 tỷ USD tại Trung Quốc trong lúc căng thẳng đang gia tăng giữa Washington và Bắc Kinh về tham vọng công nghệ của Trung Quốc.

    Nhà máy này dự định đặt ở Châu Hải, thành phố phía Nam Trung Quốc và bắt đầu xây dựng từ 2020. Tổng mức đầu tư của dự án này có thể lên tới 9 tỷ USD. Theo nguồn tin của Nikkei, phần lớn khoản đầu tư này sẽ được thành phố Châu Hải tài trợ, khi xem nó như một trong các dự án công nghệ cao hàng đầu quốc gia.

    Nhu cầu lắp ráp smartphone suy giảm, Foxconn dự định mở nhà máy sản xuất chip ở Trung Quốc - Ảnh 1.

    Theo các nguồn tin trong ngành, gói đầu tư trị giá 9 tỷ USD này sẽ được giải ngân thành nhiều giai đoạn. Tuy nhiên, dự án nhà máy sản xuất chip này vẫn có thể bị thay đổi hoặc trì hoãn do các yếu tố chính trị.

    Khi hoàn thành, nhà máy này được kỳ vọng sẽ đưa vị thế Foxconn lên ngang hàng những người hàng đầu ngành công nghiệp ví dụ như TSMC. Theo nguồn tin của Nikkei, nhà máy của họ sẽ sản xuất vào chipset cho các tivi độ phân giải siêu cao 8K và các cảm biến hình ảnh cho camera, cũng như hàng loạt cảm biến khác sử dụng cho mục đích công nghiệp và các thiết bị kết nối.

    Mục đích cuối cùng của nhà máy ở Châu Hải này là sản xuất các con chip cao cấp dùng cho robot và các phương tiện xe tự động.

    Những con chip do công ty Đài Loan này sản xuất không chỉ đáp ứng nhu cầu của họ, mà còn cho cả các khách hàng khác. Điều này sẽ đưa họ thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với những công ty hàng đầu trong lĩnh vực gia công chip như: TSMC, Globalfoundries, đơn vị sản xuất chip của Samsung Electronics, và Semiconductor Manufacturing International Co của Trung Quốc.

    Theo nguồn tin, bên cạnh Foxconn và chính quyền thành phố Châu Hải, dự án này được kỳ vọng có sự tham gia của tập đoàn điện tử Nhật Bản Sharp, vốn được công ty Đài Loan mua lại vào năm 2016. Sharp là công ty con duy nhất của Foxconn có kinh nghiệm sản xuất chip. Tuy nhiên, công ty Nhật Bản này đã dừng phát triển công nghệ bán dẫn khi họ lâm vào các vấn đề tài chính vào năm 2010.

    Theo Mark Li, nhà phân tích tại Bernstein Research, cho biết: "Để xây dựng và vận hành một nhà máy chip thực sự cần tích lũy nhiều kinh nghiệm. Có rất nhiều thách thức cho những người mới như Foxconn để bước vào ngành sản xuất chip chỉ sau một đêm và họ thực sự cần một sự đầu tư lâu dài để các công nghệ cao cấp này sinh lợi nhuận."

    Nhu cầu lắp ráp smartphone suy giảm, Foxconn dự định mở nhà máy sản xuất chip ở Trung Quốc - Ảnh 2.

    Foxconn xem dự án này như cách để giảm sự phụ thuộc vào Apple, vốn chiếm đến một nửa doanh thu hàng năm của họ, khi thị trường smartphone toàn cầu đang chậm lại. Hiện tại doanh thu hàng năm của Foxconn đạt 150 tỷ USD (khoảng 4,7 nghìn Đài tệ).

    Nhiều năm nay Foxconn đã bắt đầu chuyển dịch sang ngành sản xuất bán dẫn để giảm phụ thuộc vào mảng kinh doanh gia công đồ điện tử, tuy nhiên sự hiện diện của họ trong lĩnh vực này vẫn rất hạn chế. Hiện tại họ có 4 chi nhánh liên quan đến chip, bao gồm cả phần lớn cổ phần tại nhà máy sản xuất bán dẫn Marketech International – tuy nhiên chúng chỉ mang lại doanh thu khoảng 1,25 tỷ USD trong năm 2017.

    Châu Hải cũng là dự án lớn đầu tiên của Foxconn sau khoản đầu tư của công ty trị giá 10 tỷ USD vào bang Wisconsin của Mỹ để xây một nhà máy sản xuất tấm nền LCD tại đây. Cả hai dự án này được xem như các động thái để Foxconn duy trì quan hệ tốt với cả Washington và Bắc Kinh khi cả hai đang ở thế đối đầu trong cuộc chiến tranh thương mại.

    Tham khảo Nikkei Asia

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ