Những bí mật đau lòng đằng sau vẻ ngoài hào nhoáng của thể thao điện tử Hàn Quốc

    Dink,  

    ​Những đột phá công nghệ tại xứ sở Kim Chi đã dẫn tới một xu hướng mà nhiều học giả coi là thảm họa: bệnh nghiện game tới một mức khó kiểm soát. Nhưng đó có thể chỉ là một phần tác dụng phụ của việc tôn sùng những vận động viên thể thao điện tử như những vị thánh.

    1. Giờ giới nghiêm cho việc chơi điện tử tại Hàn Quốc

    Bệnh nghiện game cực kì phổ biến ở giới trẻ Hàn. Bạn có thể bắt gặp rất nhiều thanh thiếu niên ngồi hàng giờ bên những màn hình máy tính trong các PC Bang (như quán net ở Việt Nam ta vậy). Mỗi ngày, hàng triệu người ngồi trong những ô nhỏ với một dàn máy tính, tiêu tốn hàng giờ với những vô vàn game online trên mạng. Đã ghi nhận lại những trường hợp ngồi liên tục 18 tiếng “trực chiến” như thế, và đáng buồn hơn, đã có những trường hợp tử vong khi đang chơi game.

    Để bảo vệ cho tuổi trẻ đất nước mình, Hàn Quốc đã có những đạo luật cấm, ban hành vào tháng 11 năm 2011. Như giờ giới nghiêm của những quốc gia thiết quân luật vậy, đạo luật này cấm trẻ em dưới 16 tuổi chơi game online vào khoảng thời gian từ nửa đêm cho tới 6 giờ sáng. Tất cả những trường hợp bắt được sẽ bị kick khỏi server ngay lập tức. Với những quy định như vậy, đạo luật này đã được đặt cho một biệt danh khá phù hợp là “Đạo luật Lọ Lem”. Các nhà chức trách thậm chí còn tính tới việc cấm đoán và hạn chế giờ chơi của cả các game trên thiết bị điện thoại.

    Hiển nhiên rằng là không phải ai cũng hài lòng với các luật cấm này. Nhà sản xuất và đầu tư phàn nàn về những phiền toái đạo luật thép này mang lại, các cụm PC Bang thì phàn nàn vì giảm doanh thu, một vài người đưa ra một giải pháp khác là thay vì cấm đoán, họ hãy sử dụng Chứng minh thư hoặc Căn cước của ba mẹ, người bảo hộ để đăng nhập game thay vì để tự giới trẻ làm tất cả các việc đó.

    Và rồi giải pháp ấy cũng được thông qua với một quy định mới: người lớn trong gia đình trẻ có thể gỡ bỏ luật cấm ấy lên trẻ em trong nhà và nắm quyền quản lý.

    2. Những vận động viên thể thao điện tử chuyên nghiệp phải luyện tập cơ thể cực kì khắc nghiệt

    Bạn có thể tưởng rằng đời sống của một game thủ chuyên nghiệp chỉ quanh quẩn bên cái máy tính, ngồi ăn đồ ăn vặt uống nước ngọt cả ngày.

    Nhưng thực tế, cuộc sống của một vận động viên thể thao điện tử khắc nghiệt hơn bạn tưởng nhiều. Vâng, cuộc sống của họ là 24/7 thời gian luyện tập, luyện tập và luyện tập; liên tục cho tới khi sự nghiệp chuyên nghiệp của bạn đã hết thời. Thậm chí, để đi hẹn hò thì một số tuyển thủ phải xin phép cấp trên.

    Và như với một vận động viên thể thao vật lý, họ cũng phải tập luyện cơ bắp của mình, để có thể đạt được một “vóc dáng hoàn hảo để chơi game”. Bơi lội, tập gym, … mọi phương pháp tập luyện áp dụng lên một vận động viên thể thao vật lý cũng tương tự với môn thể thao trên máy tính này.

    Ít nhất thì các tuyển thủ thể thao điện tử không phải lo lắng về việc nấu nướng. Bởi lẽ được sống trong một gaming house với đầy đủ tiện nghi và có người phục vụ thì họ không lo phải tự đi tìm thức ăn cho mình. Thậm chí ở nhiều PC Bang, bạn có thể gọi đồ ăn thức uống để phục vụ ngay tại chỗ cho mình (cũng lại giống như các quán net ở Việt Nam vậy).

    Việc ngồi máy tính cả ngày cũng không thể tránh khỏi những chấn thương ảnh hưởng tới sự nghiệp. Tưởng như bệnh này chỉ ảnh hưởng tới dân văn phòng trung niên thì nay, giới trẻ với thời lượng bỏ ra bên máy tính đã khiến những bệnh như triệu chứng ống cổ tay trở thành một mối lo ngại lớn. Có khi cần tới phẫu thuật để cứu lấy những vận động viên trẻ ấy.

     Với người chơi Lee Young-ho, game thủ bộ môn StarCraft thì vết sẹo phẫu thuật ấy lại là “tấm huân chương danh dự” của anh.

    Với người chơi Lee Young-ho, game thủ bộ môn StarCraft thì vết sẹo phẫu thuật ấy lại là “tấm huân chương danh dự” của anh.

    Với cả chục tiếng ngồi bên máy tính một ngày, các vận động viên phải có riêng cho mình những chuyên gia vật lý trị liệu bên cạnh, nhắc nhở họ phải tập nhẹ mỗi lần chục phút sau những giờ tập luyện căng thẳng.

    3. Hàng tấn những scandal về cá độ trái phép và gian lận trong thi đấu

    Ngăn cấm bao nhiêu đi chăng nữa, thể thao LUÔN đi kèm với cá độ, và thể thao điện tử chuyên nghiệp hẳn không phải là ngoại lệ. Năm 2015, một lời buộc tội được gửi tới cho Hiệp hội Thể thao điện tử Hàn Quốc, rằng một nhóm các vận động viên đỉnh cao đã gian lận để kiếm lời. Đó là Team Prime, họ đã cố tình để thua để “kiếm chác” từ những vụ cá độ.

     Tuyển thủ YoDa của Team Prime, người đã bị cấm thi đấu vào ngày 19/10/2015 do dính líu tới bán độ.

    Tuyển thủ YoDa của Team Prime, người đã bị cấm thi đấu vào ngày 19/10/2015 do dính líu tới bán độ.

    Sau khi sự việc được điều tra chính thức, Team Prime đã phải nhận tội trước pháp luật. Bị tống giam, phải nộp phạt và 2 trong số các tuyển thủ bị cấm thi đấu vĩnh viễn, từng đó thể hiện rằng đất nước Hàn Quốc coi trọng thể thao điện tử ra sao và sẵn sàng trừng phạt nặng nề các hành vi gian lận.

    Tội danh cá độ có thể nộp phạt lên tới cả triệu USD, nhưng số tiền kiếm được của các tuyển thủ chỉ rơi vào khoảng 5.000 cho tới 20.000 USD. Hoàn toàn không đáng.

    Nhiều trường hợp đáng tiếc hơn, một tuyển thủ đã cố tự tử sau khi phải nhận lỗi trước công chúng rằng anh đã gian lận trong một trận đấu. Có thể trò chơi điện tử chỉ là công cụ giải trí cho một vài người, người với một vài người khác, đó lại là vấn đề sinh tử.

    4. Bệnh nghiện trò chơi điện tử nặng tới mức Chính phủ xây lên những trung tâm cai nghiện

    Không rút được kinh nghiệm từ cuộc chiến chống ma túy, các nhà lãnh đạo Hàn Quốc vẫn sử dụng những luật lệ cứng rắn để đương đầu với những căn bệnh nghiện mới, bệnh nghiện trò chơi điện tử. Đã có nhiều người mong muốn thông qua những luật lệ coi trò chơi điện tử là thứ gây nghiện, cùng chủng loại với rượu và ma túy.

    Hiển nhiên là nếu đạo luật này được thông qua, nó sẽ vi phạm đủ loại quyền, những quyền ban tặng sự tự do cho một công dân, những quyền có được sau nhiều cuộc đấu tranh. Và hơn nữa, những đạo luật như thế có thể làm “què quặt” cả một nền công nghiệp điện tử của đất nước Hàn Quốc.

    Nhiều người cho rằng bản thân trò chơi không phải là vấn đề, chính sự nghiện ngập mới gây ra những phiền toái này, khi mà những người chơi lao vào game để tìm kiếm một lối thoát khỏi thực tại. Một nghiên cứu chỉ ra rằng thanh thiếu thiên Hàn bỏ ra hàng giờ trong thế giới ảo ấy bởi việc học ở trường quá nặnng nhọc. Họ tìm kiếm giải pháp giải lao với trò chơi điện tử, nhưng như thế vẫn tốt hơn là đâm đầu vào những tệ nạn xã hội khác.

    Để khắc phục tình trạng này, chính phủ đã lập nên những khu cai nghiện trên khắp đất nước, mong muốn chữa trị 10-14% thanh thiếu niên đất nước này đã đi quá sâu vào con đường nghiện trò chơi điện tử.

    Năm 2015, địa điểm cai nghiện Muju đã tiếp nhận 5.000 thanh thiếu niên nghiện game, bắt họ phải từ giã mọi thiết bị điện tử trong một chương trình điều trị kéo dài nhiều tuần lễ. Ở trại cai nghiện này, những thanh thiếu niên ấy phải tập leo đồi núi, đi bộ đường dài để tái hòa nhập với thiên nhiên. Bên cạnh đó, những buổi trị liệu tâm lý cũng giúp họ hiểu và dần từ bỏ con đường nghiện ngập trò chơi điện tử.

    5. Và những tuyển thủ thể thao điện tử được trả lương nhiều (và cũng ít) hơn bạn tưởng

    Thể thao điện tử chuyên nghiệp là một thứ quá ư nổi tiếng tại đất nước kim chi. Chỉ riêng với bộ môn StarCraf: Brood War (StarCraft 1), người Hàn đã mang về số tiền nhiều hơn TẤT CẢ các ngước khác cộng lại. Họ cũng đứng đầu những game “hái ra tiền” nổi tiếng khác như Liên Minh Huyền Thoại và hậu duệ của đứa con cưng Brood War, StarCraft 2. Ở những khoản này, có lẽ người Hàn Quốc là vô địch thế giới.

    Nhưng những gì mà một cá nhân tuyển thủ mang về nhà lại khá khiên tốn. Họ bị nhiều áp lực đã đành, nhưng bên cạnh đó còn bị “chơi khăm” bởi các nhà tài trợ cũng như các nhà quản lý của mình.

    Vì những lý do ấy, rất nhiều tuyển thủ đã tìm tới con đường xuất ngoại, và những đất nước với nền eSports phát triển như Trung Quốc hoàn toàn vui vẻ đón nhận những tuyển thủ tầm cỡ thế giới về với đội tuyển nước nhà. Nhiều tiền hơn, những khoản hợp đồng béo bở hơn, tội gì mà những chàng trai Hàn phải ở lại quê nhà?

    Nhưng để công bằng mà nói, Hiệp hội Thể thao điện tử Hàn Quốc không phải là những kẻ hám tiền, họ chỉ gặp một trợ ngại rất lớn trong việc quản lý: họ khó có thể bắt kịp được tốc độ phát triển chóng mặt của nền eSport Hàn Quốc.

    Thư ký của Hiệp hội Thể thao điện tử Hàn Quốc cho rằng những tuyển thủ yêu nước nên gắn bó với quê nhà dù cho tiền lương có thể nào đi chăng nữa. Nhưng điều đó cũng không ám chỉ rằng toàn bộ tuyển thủ thể thao điện tử Hàn đều chỉ có một nắm tiền lương nhỏ mỗi tháng.

    Ví dụ như tuyển thủ MarineKing mang về nhà khoảng 105.000 USD một năm, mức lương trung bình của một trong 40 tuyển thủ Liên Minh Huyền Thoại là 57.000 USD và trong 25 tuyển thủ StarCraft, con số ấy là 40.000 USD.

    Vì thế, tại đất nước Hàn Quốc này, trở thành một tuyển thủ thể thao điện tử chuyên nghiệp hay đi bán gà cho Lotte, đó hoàn toàn là lựa chọn của cá nhân mỗi người.

    Tham khảo Dorkly

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày