Những biểu tượng rất gần gũi trong cuộc sống hàng ngày nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa của chúng
Có vô số những biểu tượng gần gũi đi cùng với đồ vật trong đời sống hàng ngày như nút nguồn, biểu tượng y tế, @... Nhưng chưa chắc ai cũng biết nguồn gốc và ý nghĩa của chúng.
Ký tự "&"
Ký tự “&” có tên là “ampersand”, chính là từ nối “et” trong tiếng Latin có nghĩa là “và”. Biểu tượng này được tạo ra đầu tiên ở thời La Mã Cổ đại bởi Tiro. Ông là thư ký riêng của nhà triết học Marcus Tullius Cicero, một trong số những nhà hùng biện vĩ đại nhất La Mã. Ký tự này được tạo ra nhằm tăng tốc độ viết. Tiro đã nghĩ ra một hệ thống các từ viết tắt mà sau này được biết đến là “ghi chép của Tiro”.
Nhiều thế kỷ sau, ký tự “&” đã trở nên phổ biến ở châu âu và châu Mỹ đến mức nó đã được đưa vào bảng chữ cái tiếng Anh trong một thời gian dài cho đến đầu thế kỷ XX. Cách viết ký tự này cũng là từ chữ “E” và “T” hợp lại, tạo thành (&) như ta vẫn sử dụng ngày nay.
Biểu tượng Bluetooth
Vào thế kỷ X sau Công Nguyên (SCN), Đan Mạch được trị vì bởi vua Harald Blatand. Đây là nhân vật lịch sử nổi tiếng vì đã thống nhất các bộ lạc Bắc Âu lại thành một vương quốc duy nhất. Harald thường được gọi là “Bluetooth” (Răng Xanh) vì ông được biết đến là người rất thích quả việt quất, và điều đó làm răng của ông lúc nào cũng có màu hơi xanh.
Công nghệ bluetooth thì lại được phát minh nhằm kết nối các thiết bị điện tử vào chung một hệ thống kết nối duy nhất. Vì vậy, biểu tượng của công nghệ này là sự kết hợp của hai ký tự rune của người Scandinavia: “Hagall” (hay “Hagalaz”) tương ứng chữ cái Latin “H”, và “Bjarkan” – tương ứng chữ cái “B”. Hai chữ cái này là hai chữ cái đầu của Harald Blatand. Có một sự thật thú vị là thiết bị Bluetooth đời đầu có màu xanh dương, và đương nhiên, mang hình dáng của một cái răng.
Biểu tượng nút nguồn trên thiết bị điện tử
Biểu tượng nút nguồn bao gồm nút nguồn tivi, điện thoại, máy tính… đều có một hình tròn khuyết bên trên và một nét vạch ở giữa. Biểu tượng này được tìm thấy ở tất cả các thiết bị điện tử. Thế nhưng không phải ai trong chúng ta cũng biết về nguồn gốc của nó.
Theo ghi chép của lịch sử, năm 1940, các kỹ sư điện đã sử dụng hệ thống số nhị phân cho các công tắc điện, trong đó 1 nghĩa là “bật” và 0 nghĩa là “tắt”. Nhiều thập kỉ sau, biểu tượng này dần dần biến thành một hình tròn (số 0) và một gạch dọc (số 1).
Biểu tượng "OK"
Hầu hết chúng ta đều cho rằng OK tức là tốt hoặc được. Tuy nhiên, ở một số nước trên thế giới, biểu tượng này lại mang ý nghĩa không mấy hay ho, thậm chí là ý nghĩa rất xấu. Tại Pháp, cử chỉ này được hiểu là “bạn chỉ là con số không thôi”.
Có nhiều ý kiến bàn luận về nguồn gốc của biểu tượng này. Người ta cho rằng Ok là chữ viết tắt của “Old Kinderhook, New York” - là quê hương của Tổng thống thứ 8 nước Mỹ, Martin Van Buren.
Trong suốt chiến dịch bầu cử của mình, Van Buren đã lấy biệt danh theo tên viết tắt quê hương mình. Khẩu hiệu trong chiến dịch của ông là “Old Kinderhook là O.K”, cùng với các tờ rơi in hình người giơ bàn tay ra hiệu OK. Một giả thiết khác là Tổng thống thứ 7 của Hoa Kỳ, Andrew Jackson, đã sử dụng biểu tượng này khi đưa ra các quyết định của mình. Ông thường viết chữ “Tất cả đều được chấp thuận” bằng tiếng Đức, viết tắt là OK.
Cũng có người nói đây là một trong những biểu tượng của Phật giáo và Ấn Độ giáo, tượng trưng cho việc thảo luận tri thức, thường dùng khi giải thích hoặc truyền thụ Phật Pháp.
Biểu tượng Play
Biểu tượng chơi nhạc (play) là biểu tượng khá quen thuộc thế nhưng đáng tiếc hình của nút play với hình tròn bao quanh một hình tam giác lại không có một nguồn gốc cụ thể nào cả.
Biểu tượng này được cho là lần đầu tiên xuất hiện trên những chiếc băng cối (reel-to-reel) vào giữa những năm 60 của thế kỉ trước. Bên cạnh hình ảnh mà các bạn đang thấy, biểu tượng này còn có một số biến thể cũng khá quen thuộc như hai tam giác đè lên nhau chỉ tác vụ tua đi hoặc tua lại.
Biểu tượng USB
Được ra đời cùng thời với công nghệ USB 1.0, biểu tượng quen thuộc này được thiết kế mô phỏng theo chiếc đinh ba của vị thần biển cả trong thần thoại La Mã Neptune. Tuy nhiên, thay vì sử dụng đỉnh nhọn ở cả ba nhánh của biểu tượng, nhà thiết kế đã thay hai nhánh còn lại từ tam giác sang thành hình tròn và vuông để ám chỉ sự đồng bộ hóa với tất cả các thiết bị khi sử dụng chuẩn USB.
Biểu tượng @
Năm 1971, một nhà lập trình có tên Raymond Tomlinson đã quyết định chèn một biểu tượng nào đó vào giữa những địa chỉ mạng máy tính để phân biệt phần biểu thị tên người dùng và các yếu tố còn lại, từ đó @ chính thức trở thành một yếu tố vô cùng quen thuộc trong thế giới Internet.
Tuy nhiên, trước khi @ được sử dụng với mục đích này, nó cũng được in lên một số bàn phím phục vụ mục đích kế toán trong những năm 1885 với ý nghĩa tương đương “với tỉ lệ là…”. Lùi lại sâu hơn nữa trong quá khứ, nhiều nghiên cứu cho rằng @ thậm chí có tuổi đời từ thế kỉ thứ 6 khi một thầy tu sử dụng nó như một cách để thay thế cho từ “ad” (trong tiếng Latinh có nghĩa là “ở đâu”, “về đâu”) bởi từ này quá dễ bị nhầm lẫn với A.D (viết tắt của Anno Domini, nghĩa là Công Nguyên).
Nút Command trên máy tính Apple
Khi làm việc để chuyển đổi các thực đơn lệnh xuống bàn phím, Hertzfeld, thành viên đội phát triển chiếc máy Mac đầu tiên cùng các cộng sự đã quyết định sẽ thêm vào một phím chức năng đặc biệt. Ý tưởng này thật đơn giản: khi được kết hợp với một số phím khác nhất định, nút “Apple” này sẽ thực hiện một lệnh tương ứng nào đó (lúc đó nút lệnh này không có biểu tượng như hiện tại mà mang logo của Apple).
Khi kế hoạch được đệ trình cho cố CEO Steve Jobs, ông ngay lập tức cảm thấy không vừa lòng và phản ứng lại: “Đã có quá nhiều biểu tượng Apple hiện diện rồi, thật quá kì cục!”. Sau đó, nhà thiết kế Susan Kare đã thử lục tìm trong từ điển biểu tượng thiết kế quốc tế để tìm cảm hứng và dừng lại ở một biểu tượng khá lạ ám chỉ một điểm thu hút khách du lịch trong khu cắm trại ở Thụy Điển. Về sau, nó được sửa đổi và trở thành nút lệnh Command.
Theo Brightside
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4