Mọi người đã chụp "ảnh tự sướng" từ rất lâu, nhưng tại thời điểm những bức ảnh này xuất hiện, chúng được gọi là "chân dung tự họa".
- Nếu khủng long bay không bị tuyệt chủng, con người có thể thuần hóa chúng thành thú cưỡi không?
- Loài sinh vật cổ đại có hình dáng chẳng giống ai khiến các nhà khoa học tranh cãi 60 năm mà vẫn chưa có kết quả
- Úc: Con kangaroo vạm vỡ cao 1m8 ngang nhiên vào thị trấn phá nát 1 khu vườn, "cà khịa" 3 người và đánh trọng thương cụ bà lớn tuổi
Những bức "ảnh tự sướng" này được chụp bởi những chiếc máy ảnh đầu tiên và đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cho chúng ta hiểu thế giới nhiếp ảnh đã phát triển như thế nào trong lịch sử.
"Ảnh tự sướng" lâu đời nhất thế giới của Robert Cornelius (1839).
Robert Cornelius là người tiên phong trong lịch sử nhiếp ảnh Mỹ. Gia đình của anh là những người nhập cư từ Amsterdam và cha của Cornelius là một thợ chế tác bạc, sau đó đã mở một công ty sản xuất đèn.
Khi Cornelius học xong, anh bắt đầu làm việc cho cha mình và trở thành một chuyên gia về mạ bạc và đánh bóng kim loại. Tác phẩm của anh trở nên nổi tiếng đến mức khi Daguerreotype - quy trình nhiếp ảnh đầu tiên được phát minh, anh đã được Joseph Saxton - nhiếp ảnh gia người Mỹ đầu tiên được biết đến tiếp cận để nhờ anh ta tạo ra một tấm bạc cho Daguerreotype của mình. Chính điều này đã khiến cho Robert Cornelius bắt đầu quan tâm đến nhiếp ảnh.
Cornelius rất quan tâm đến hóa học khi còn đi học, vì vậy, anh đã kết hợp kiến thức hóa học của mình với kinh nghiệm luyện kim và làm việc để cải thiện mô hình Daguerreotype.
Năm 1839, ở tuổi 30, anh chụp ảnh selfies bên ngoài cửa hàng của gia đình và hình ảnh này được coi là bức "ảnh tự sướng" đầu tiên trên thế giới. Cornelius phải ngồi bất động trong khoảng 10 - 15 phút để có thể thực hiện tấm ảnh này.
Chân dung tự họa một người đàn ông bị chết đuối của Hippolyte Bayard (1840).
Hippolyte Bayard là một nhiếp ảnh gia người Pháp và là người tiên phong trong lịch sử nhiếp ảnh. Ông đã phát minh ra quy trình của riêng mình tạo ra các bản in giấy trực tiếp trong máy ảnh.
Vào ngày 24/6/1839, ông trở thành người đầu tiên tổ chức triển lãm ảnh công cộng. Ông cũng tuyên bố đã phát minh ra nhiếp ảnh trước Louis-Jacques Mandé Daguerre của Pháp và William Henry Fox Talbot của Anh (hai người đàn ông được ca ngợi là nhà phát minh nhiếp ảnh).
Phương pháp phát triển ảnh của Bayard liên quan đến việc phơi giấy bạc clorua ra ánh sáng. Điều này đã biến giấy thành màu đen. Tờ giấy đen sau đó được ngâm kali iodua trước khi tiếp xúc với máy ảnh. Sau khi tiếp xúc, nó được rửa trong dung dịch hyposeulfite của soda và để khô.
Bayard muốn đưa kỹ thuật của mình đến Viện hàn lâm Khoa học Pháp, nhưng vì một vài lí do mà Bayard mất cơ hội được công nhận là một trong những nhà phát minh nhiếp ảnh. Để đối phó với sự bất công mà anh ta phải chịu, anh ta đã tạo ra kiệt tác của mình là Chân dung tự họa như một người đàn ông bị đuối nước vào năm 1840.
Những bức chân dung tự họa của Jean-Gabriel Eynard có từ năm 1847 (trái), 1851 (giữa) và 1853 (phải).
Jean-Gabriel Eynard là một trong những người đầu tiên đam mê phương pháp nhiếp ảnh Daguerreotype. Ông bắt đầu sử dụng Daguerreotype vào năm 1839. Điều này khiến ông trở thành một trong những người đầu tiên ở Thụy Sĩ sử dụng phương pháp chụp ảnh này. Ông giữ niềm đam mê của mình cho đến khi trút hơi thở cuối cùng vào năm 1863.
Henri Evenepoel, họa sĩ người Bỉ chụp "ảnh tự sướng" vào năm 1898.
Henri-Jacques-Edouard Evenepoel là một nghệ sĩ đến từ Bỉ, nổi tiếng với các tác phẩm nghệ thuật liên quan đến Fauvism - Trường phái dã thú, phong cách hội họa của một nhóm các nghệ sĩ hiện đại của thế kỷ 20.
Những nhóm nghệ sĩ đặc biệt này nhấn mạnh phong cách nghệ thuật sôi động và đầy màu sắc trái ngược với phong cách đại diện hoặc hiện thực phổ biến tại thời điểm đó.
Nhưng họa sĩ người Bỉ này không chỉ bị bó buộc tư tưởng trong những bức tranh. Evenepoel đã thử nghiệm với máy ảnh selfies và nghiêm túc coi chúng như một hình thức thể hiện nghệ thuật. Bức ảnh trên là bức ảnh selfies được Evenepoel chụp vào khoảng năm 1897-1898.
Năm bức ảnh của Hannah Maynard trong một khung hình được thực hiện nhờ vào nhiều lần phơi sáng (1893).
Hannah Maynard hoạt động vào cuối những năm 1800, chủ yếu vào khoảng năm 1893. Cô là nhiếp ảnh gia chính thức đầu tiên của Sở Cảnh sát Victoria. Cô ấy nổi tiếng với những bức "ảnh tự sướng" lập dị khi xuất hiện nhiều hình ảnh của chính mình trong cùng một bức hình chân dung.
Giống như trong bức ảnh trên, có năm hình ảnh của Hannah Maynard trong cùng một khung hình! Bí quyết để thực hiện những bức ảnh này là là sử dụng nhiều lần phơi sáng. Maynard dường như đã vượt quá khả năng của các máy ảnh có sẵn trong thời gian đó.
Bức "ảnh tự sướng" của Hannah Maynard với ba người trong đó được chụp bằng nhiều lần phơi sáng.
Trong bức ảnh trên, hai cô được miêu tả, mặc quần áo giống hệt Victoria và uống trà. Ngoài ra, dường như có một bức tranh của cô ấy trên tường, rót trà lên một trong những Hannahs đang ngồi.
Người phụ nữ vô danh chụp "ảnh tự sướng" qua gương, sử dụng máy ảnh hộp Kodak có từ năm 1900.
Bức chân dung tự họa của Harold Cazneaux (1904).
Harold Cazneaux là người tiên phong trong lịch sử nhiếp ảnh Úc. Ông học tại Trường Thiết kế, Hội họa và Nghệ thuật Kỹ thuật và làm việc tại Freeman & Co., một trong những studio chụp ảnh lâu đời nhất ở Sydney. Ông là người Úc đầu tiên tổ chức triển lãm vào năm 1909.
Bức ảnh trên được chụp bởi nhiếp ảnh gia vào năm 1904. Bức ảnh này không giống những bức ảnh tự sướng thông thường khác vì nó được chụp ngoài trời.
Những bức chân dung tự họa của Harold Cazneaux được chụp vào năm 1910 (trái) và 1937 (phải).
Bức chân dung tự họa của Joseph Byron có từ năm 1910-1920.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4