Máy tính của bạn hiện đang sử dụng Windows 8, và trong công việc của bạn đôi khi cần phải thực hiện 1 số thao tác liên quan đến các hệ điều hành mã nguồn mở nhân Linux- như Ubuntu chẳng hạng - chắc rằng bạn sẽ cài đặt song song chúng với hệ điều hành Windows 8 mà mình đang sử dụng. Khi công việc kết thúc thì cũng chính là lúc bạn sẽ tiến hành xóa bỏ hệ điều hành Linux này khỏi máy tính.
Nhưng làm sao để xóa bỏ nó hoàn toàn và không gây ảnh hưởng đến hệ điều hành đang được cài song song nó? Mời bạn hãy tham khảo 1 số các phương pháp sau.
Nếu bạn sử dụng ứng dụng Wubi để cài đặt
Nếu như bạn cài đặt Ubuntu hoặc một bản phân phối Linux khác như Linux Mint thông qua Wubi, thì bạn có thể gỡ bỏ khá dễ dàng như gỡ bỏ 1 ứng dụng nào đó trên Windows.
Công việc của bạn chỉ đơn giản là khởi động vào Windows, sau đó truy cập vào Control Panel > Programs and Features. Trong danh sách các ứng dụng đã cài đặt, bạn tìm đến tên hệ điều hành Ubuntu hay Linux Mint và tiến hành Uninstall nó là xong.
Lưu ý rằng cách này chỉ áp dụng được khi bạn cài đặt Ubuntu bằng Wubi
Nếu bạn cài đặt Linux lên ngay chính phân vùng ổ đĩa của Windows
Với cài đặt này thì khi gỡ bỏ, tính năng boot truy cập vào Windows sẽ dễ bị lỗi. Trường hợp này, thì cách tốt nhất là bạn hãy xóa sạch hoàn toàn dữ liệu trên phân vùng ổ đĩa bị lỗi, sau đó cài đặt lại Windows.
Xóa bỏ phân vùng cài đặt Linux trong Windows 8
Nếu muốn xóa sạch phân vùng cài đặt Linux, bạn có thể sử dụng công cụ Disk Management được cung cấp sẳn trong Windows. Truy cập màn hình Startscreen Windows 8, nhấn chọn Search trong thanh Windows Charm và gõ vào từ khóa ‘diskmgmt.msc’, sau đó nhấn chọn vào kết quả tìm được để khởi động Disk Management
Hộp thoại Disk Management xuất hiện, bạn hãy nhấn phải chuột vào phân vùng cài đặt Linux và chọn ‘Delete Volume’. Phân vùng Linux có thể nhận biết dễ dàng vì nó không hiển thị tên trên cột ‘Volume’ và không có định dạng ổ đĩa (NTFS) như trên Windows. Tuy nhiên bạn hãy cẩn thận để tránh xóa nhầm phân vùng ẩn.
Sau khi xóa xong, máy tính sẽ dư ra 1 không gian trong, bạn hãy nhấn phải chuột vào không gian này và chọn lệnh ‘Extend Volume’.
Sau đó bạn có thể cập nhật thêm không gian cho các ổ đĩa còn lại hay tạo mới 1 ổ đĩa khác.
Sửa lỗi Windows Boot Loader trong Windows 8
Tuy đã được gỡ bỏ, nhưng có thể thiết lập boot của nó vẫn tồn tại trong hệ thống. Vì thế bạn hãy sử dụng đĩa cài đặt Windows 8 để tiến hành sửa lỗi Windows Boot Loader để tránh phát sinh lỗi trong qua trình boot.
Tiến hành khởi động đĩa cài đặt Windows, trong màn hình đầu tiên, bạn nhấn chọn ‘Repair your computer’
Trong màn hình ‘Choose an option’, bạn nhấn chọn ‘Troubleshoot’
Trong mục ‘Advanced options’, bạn nhấn chọn tiếp ‘Command Prompt’
Cửa sổ ‘Command Prompt’ hiển thị, bạn hãy nhập vào dòng lệnh sau:
bootrec.exe /fixmbr
Thế là xong, bây giờ hãy khởi động lại Windows và thưởng thức kết quả. Chúc bạn thành công.