Những cặp đấu giữa YouTube và Facebook, hay Amazon Web Services và Azure, ai thắng ai bại? Ai sợ ai hơn?
Cạnh tranh là tốt và giữa các công ty công nghệ thì không bao giờ thiếu đi sự cạnh tranh. Dù là cạnh tranh ở thị trường chia sẻ phương tiện hay video trực tuyến, nhờ sự cạnh tranh khốc liệt này mà các công ty đã và đang làm thay đổi thế giới và đem đến nhiều đổi mới.
Dưới đây là những cuộc cạnh tranh khốc liệt nhất trên thị trường công nghệ hiện tại:
Đấu trường thứ nhất: Thương mại điện tử.
Kẻ đang thống trị: Amazon
Thương mại điện tử là một thị trường khốc liệt với không ít sự ra đời rồi lại biến mất của biết bao công ty. Thế nhưng Amazon vẫn trụ vững và là một ngôi sao sáng suốt từ năm 1994. “Cửa hàng bán mọi thứ” này đã thực sự chứng minh được là mình “chẳng thiếu thứ gì”, từ sách, tới đồ ăn tới quấn áo và tới cả những món đồ xa xỉ. Mặc dù trên thị trường thương mại điện tử không thiếu những ông lớn khác nhưng Amazon vẫn duy trì được vị trí thống trị của mình và phần nhiều là nhờ giá cả.
Kẻ thách đấu: Jet
Jet là một đối thủ trong thị trường thương mại điện tử có quyết tâm đánh bại Amazon. Công ty trẻ tuổi này đã tung ra nhiều chiến lược giảm giá trong năm 2015 với mức giá thậm chí còn rẻ hơn cả Amazon. Ban đầu công ty này yêu cầu thành viên phải trả một khoản phí, nhưng sau đó nó đã nhanh chóng thay đổi hình thức kinh doanh để giúp sản phẩm của mình có giá rẻ hơn, tuy nhiên cũng không rẻ hơn Amazon nhiều. CEO của Jet, ông Marc Lore cho biết mức giá thấp hơn 4 – 5% so với Amazon đủ để lôi kéo người mua.
Tổng kết
Trong khi Jet đang phải chật vật để tìm ra một kế hoạch kinh doanh bền vững thì tài chính của Amazon vẫn rất mạnh và dường như không bị chút ảnh hưởng gì bởi ngôi sao mới nổi này. Thế nhưng bạn đừng đánh giá thấp Jet. Công ty này nhận được nguồn vốn “khủng” lên tới hơn 565 triệu USD. Trong khi thành viên của Amazon thường được tặng những thứ như TV hay giao hàng trong 2 ngày miến phí thì chiến lược giảm giá của Jet lại “đánh trúng” vào sở thích giá rẻ của khách hàng.
Đấu trường thứ 2: Thị trường chia sẻ phương tiện tại Trung Quốc.
Kẻ đang thống trị: Didi Kuadi
Didi Kuaidi, một công ty được thành lập nhờ sự sáp nhập giữa 2 công ty vốn là đối thủ cạnh tranh, hiện sở hữu ứng dụng chia sẻ phương tiện hàng đầu Trung Quốc. Công ty này tuyên bố, trong tháng 1, ứng dụng này đã có thêm 10 triệu người sử dụng mới. Đây là lần đầu tiên, tổng giá trị trên sổ sách của công ty này vượt qua mức 800 triệu USD. Tuy nhiên hãng cũng không tiết lộ mình đã phải chi ra bao nhiêu tiền để đạt được điều này.
Kẻ thách đấu: Uber
Dù có được một chỗ đứng vững chắc tại quê nhà Mỹ, Uber lại gặp rất nhiều khó khăn khi lấn sân sang thị trường Trung Quốc. Với giá trị ban đầu 8 tỷ USD, Uber Trung Quốc đang cố gắng thu về lợi nhuận. Thế nhưng công ty này đang phải chi quá nhiều tiền để có được sự quan tâm của người dung. Uber phải đối mặt với thị trường Trung Quốc quá phức tạp cùng với sự cạnh tranh khốc liệt từ Didi Kuaidi. “Đoàn quân” Uber “mang chuông đi đánh xứ người” đang nhận về những thất bại đau đớn.
Tổng kết
CEO của Uber cho rằng Didi Kuaidi không tạo ra lợi nhuận ở tất cả mọi thành phố nhưng công ty này khẳng định rằng mình đã hòa vốn ở 200 trên tổng số 400 thành phố mà hãng mở dịch vụ. CEO Uber cũng thừa nhận, hãng bị lỗ 1 tỷ USD mỗi năm trong cuộc chiến với Didi Kuaidi. Chưa rõ bên nào mất nhiều hơn bên nào nhưng rõ ràng cả 2 công ty này đang phải móc rất nhiều hầu bao để mong giành được vị thế số 1 trên thị trường Trung Quốc.
Đấu trường thứ 3: Video trực tuyến
Kẻ đang thống trị: YouTube
YouTube đã làm thay đổi internet khi dịch vụ này cho phép mọi người ở bất cứ đâu có thể trở thành ngôi sao và đăng tải các video của chính mình. Không thể phủ nhận rằng công ty này có vị trí vững chắc trên thị trường video trực tuyến, thế nhưng đế chế hùng mạnh của YouTube đang bị lung lay bởi hai mạng xã hội luôn lăm le cướp mất ngai vị số một.
Kẻ thách đấu: Facebook
Cái thời mà Facebook chỉ là nơi cập nhật những dòng trạng thái đơn giản đã qua. Khởi động bằng việc cho phép phát video tự động, sau đó là tới nhiều cải tiến mới dành cho video, tiếp theo là bổ sung tính năng phát trực tiếp video, Facebook thậm chí còn thay đổi thuật toán trên ứng dụng khiến những video sẽ xuất hiện trên News Feed của bạn nhiều hơn. Tường Facebook của bạn giờ đây trông không giống một tớ báo mà giống một chương trình TV hơn.
Kẻ thách đấu: Snapchat
Snapchat, một đối thủ đang phát triển rất nhanh, cũng bắt đầu chuyển hướng sang mảng video. Ứng dụng này hiện cho phép người dùng quay và gửi video cho nhau. Trong khi YouTube là công khai, Facebook và Snapchat lại hướng vào việc chia sẻ riêng cho bạn bè.
Tổng kết
Chế độ độc tài của YouTube đã bị Facebook đánh đổ. Hiện mạng xã hội này đang đứng ngay sau YouTube và xếp ở vị trí thứ 3 là Snapchat. YouTube nói rằng mình có hàng tỷ video được xem mỗi ngày còn Facebook thì tuyên bố mỗi ngày có tới 8 tỷ video được xem trên Facebook. Đương nhiên, hãng này đếm lượt xem bằng cách tính cứ mỗi video tự động phát quá 3 giây là một lượt xem.
Snapchat cũng không kém cạnh khi đầu tháng 3 vừa rồi công ty tuyên bố mình cũng sở hữu tới 8 tỷ lượt xem mỗi ngày.
Đấu trường thứ 4: Dịch vụ stream video
Kẻ đang thống trị: Netflix
Netflix là người đi tiên phong trong công cuộc chuyển từ DVD sang kỹ thuật số, và Netflix cũng là dịch vụ stream nhạc được nhiều người lựa chọn. Nó là sự kết hợp của những chương trình cũ với nhiều người xem và các nội dung mới độc đáo.
Kẻ thách đấu: Amazon
Những chương trình của Amazon như “Transparent” và “Mozart in the Jungle” đã nhận được giải Quả cầu vàng và thu hút được nhiều khán giả đến với Amazon Prime. Công ty này cũng ký nhiều thỏa thuận mới để mua lại các bộ phim từ Woody Allen và các sao hàng đầu Hollywood. Chính những điều đó đã đưa Amazon lên vị trí đối thủ trực tiếp của Netflix.
Tổng kết
Netflix vẫn là cái tên số 1 với những chương trình độc quyền tuy nhiên Amazon không phải là một đối thủ mà Netflix có thể lơ là. Ngoài ra, thành viên của dịch vụ stream nhạc của Amazon lại còn được miễn phí vận chuyển. Thật là “nhất cử lưỡng tiện”!
Đấu trường thứ 5: Đám mây
Kẻ đang thống trị: Amazon Web Services
Amazon không chỉ là một nơi thu thập các đơn hàng điện tử. Công ty này còn phát triển một lĩnh vực kinh doanh khác vô cùng quan trọng: Amazon Web Services. Nền tảng điện toán đám mây này được sử dụng để lưu trữ dữ liệu của một vài những tên tuổi lớn nhất trong làng công nghệ, trong đó bao gồm cả Netflix và Pinterest. Sự thống trị của Amazon Web Services trong lĩnh vực này là rất hiển nhiên, bởi hầu như mọi dữ liệu bây giờ đều được lưu trữ trên đám mây.
Kẻ thách đấu: Microsoft Azure
Giống như Amazon, công việc kinh doanh của Microsoft không chỉ gói gọn trong Windows. Công ty này sở hữu một nền tảng đám mây có tên gọi Azure và hiện nay Azure mới là “đám mưa tiền” của Microsoft. Amazon vẫn giữ vị trí hàng đầu về thị phận nhưng Microsoft đã thể hiện rằng nó sẽ không nhả toàn bộ miếng bánh thị phần này cho Amazon.
Tổng kết
Amazon Web Services vẫn có được vị thế cao hơn trên thị trường nhưng sự tăng trưởng nhanh chóng của Azure chắc chắn sẽ khiến Amazon phải lo ngại. Một bản báo cáo của Goldman Sachs đã dự đoán, cả hai công ty này sẽ tiếp tục tăng trưởng và chiếm lĩnh thị phần của các công ty nhỏ hơn, và có thể là sẽ quay sang giành giật thị phần của nhau. Goldman Sachs còn dự đoán AWS sẽ sở hữu 54% thị phần trong năm 2017 còn Azzure sẽ chiếm 17%. Trong năm nay, con số này lần lượt là 39% và 9%.
Đấu trường thứ 6: Xe điện
Kẻ đang thống trị: Tesla
Tesla là người đi tiên phong trong lĩnh vực xe điện. Trong khi các startup khác như Faraday Future chỉ mới ở mức cố gắng tạo chỗ đứng trên thị trường thì Tesla hiện vẫn là lựa chọn của những người muốn sở hữu một chiếc xe điện. “Khoảnh khắc kỳ diệu” của Tesla xuất hiện trong năm ngoái, khi chỉ sau một đêm công ty này đã cập nhật một phần mềm tự lái cho các sản phẩm xe của mình, điều này tương tự như việc bạn cập nhật phần mềm cho chiếc điện thoại. Những chiếc xe thông thường không thể làm được việc đó.
Kẻ thách đấu: Apple
Apple khá im hơi lặng tiếng về những kế hoạch liên quan đến chiếc xe của hãng. CEO Tim Cook đã so sánh việc chờ đợi sự ra đời của sản phẩm này giống như việc chờ quà của ông già Noel trong đêm Giáng sinh. Ước tính có tới 600 kỹ sư tham gia vào dự án với tên gọi Project Titan, hay chính là dự án xe điện.
Tổng kết
Tesla có thể có sản phẩm nhưng cả hai thực chất đang tham gia vào một cuộc cạnh tranh về tài năng. Trong khi hầu hết các nhà sản xuất ô tô đều đang phát triển các phiên bản xe điện, Apple mới là công ty mà CEO Tesla, Elon Musk công khai “đả động” đến. Sau khi Apple “câu kéo” một số kỹ sư của Tesla về làm việc trong dự án xe điện của hãng, Musk đã trả lời phỏng vấn một tờ báo Đức và cho biết Apple đang thuê lại những người mà Tesla thải ra: “Anh ta đang thuê những người mà chúng tôi đã sa thải. Chúng tôi thường gọi đùa Apple là ‘bãi tha ma’ của Tesla. Nếu bạn không làm nên chuyện tại Tesla, bạn mới làm việc cho Apple. Tôi không đùa đâu”.
Đó là một cuộc cạnh tranh khắc nghiệt với một công ty mà chẳng ai thực sự biết họ đang làm gì, nhưng Musk coi đây là một “bí mật đã bị lộ” và Apple đang phát triển một chiếc xe để cạnh tranh với công ty của ông.
Đấu trường thứ 7: Stream trực tiếp Video game
Kẻ đang thống trị: Twitch
Twitch là một nền tảng stream trực tiếp video game do Amazon sở hữu. Nền tảng này giúp mọi người xem những ván game những người khác chơi. Khi thể thao điện tử ngày càng trở nên phổ biến, các game thủ ngày càng trở nên chuyên nghiệp, thì lượng fan hâm mộ những người chơi game và bỏ thời gian xem các video cũng tăng dần lên. Công ty này đã đạt được mốc 100 triệu người xem hàng tháng và vẫn đứng đầu trong thị trường.
Kẻ thách đấu: YouTube
YouTube là cái tên quá quen thuộc trong thị trường video. Nếu bạn ghé thăm trang web chuyên game của YouTube, bạn có thể dễ dàng nhận thấy trông nó chẳng giống giao diện quen thuộc của YouTube chút nào. Giống như Twitch, YouTube cũng bắt đầu thu hút các game thủ phát ván đấu của mình trên nền tảng này. Bất cứ khi nào bạn thấy hàng trăm người đang stream game Minecraft hoặc click xem phần đánh giá hoặc bình luận thì đều là trên YouTube.
Tổng kết
Twitch đang rất cố gắng để giữ được vị trí thứ nhất. Website Tome’s Guide đánh giá YouTube còn trên cả Twitch về giá cả và trải nghiệm khi xem. Những nhà bình luận khác cũng đánh giá cao chất lượng của YouTube. Khi là một video trên YouTube, bạn có thể tua lại hoặc tua tiến qua những phần bạn không muốn xem. Trái lại, Twitch lại có lượng fan đông đảo. Nhìn chung, YouTube mạnh về trải nghiệm, còn cộng đồng của Twitch thì khó đối thủ nào đánh bại.
Lê Nga/Theo ICTNews
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời