Những chiếc bẫy lừa đảo "việc nhẹ lương cao" nhắm vào tân sinh viên: Cần phải cảnh giác cao độ!
"Không cần bằng cấp", "việc nhẹ lương cao"... là những lời hứa hẹn mà các đối tượng lừa đảo dùng để dẫn dụ tân sinh viên khi xin việc online.
- Mua bánh trung thu trên Facebook, bị lừa hết sạch tiền trong tài khoản
- Lừa đảo việc làm trực tuyến tại Singapore gây thiệt hại hơn 70 triệu USD
- Bị lừa đảo qua mạng, làm ngay các bước sau để lấy lại tiền
- Liên tiếp chuyển khoản số tiền lớn, vô tình trở thành đồng phạm lừa đảo, cô gái giúp công an tóm 1.200 nghi phạm
- Lý giải "điều khó hiểu nhất" trong các vụ lừa đảo: Vì sao cảnh sát không bắt được thủ phạm dù biết đó là ai?
Các công việc làm online đang trở thành một xu hướng trong giới trẻ, nhất đối với các bạn học sinh sinh viên hoặc những người có quỹ thời gian eo hẹp. Tuy nhiên, cũng vì nhu cầu ngày càng tăng cao mà nhiều đối tượng đã lợi dụng điều này để giăng bẫy lừa đảo.
Thực tế đã có rất nhiều bạn sinh viên năm nhất nhẹ dạ cả tin, để rồi cuối cùng rơi vào bẫy của đối tượng xấu chỉ sau một vài lời nói ngon ngọt về những công việc "việc nhẹ lương cao", "không cần bằng cấp"...
Công việc làm Marketing Online
Thông thường, những bài đăng tuyển dụng "lừa đảo" dạng làm Marketing Online sẽ là: Quản trị web, đăng tin lên Facebook, đăng bài quảng cáo... Chúng sẽ đi kèm với những quyền lợi từ trên trời rơi xuống như: việc nhẹ lương cao, không cần phải đến trực tiếp công ty, làm ở bất kỳ đâu mà bạn muốn mà cũng ra tiền, chỉ cần có điện thoại hoặc laptop là kiếm tiền "nhàn tênh"... Chính những lời ngon ngọt này sẽ thu hút được rất nhiều người tham gia đăng ký ứng tuyển.
Đặc biệt, nếu bạn gặp các motif như kiếm 4-5 triệu đồng mỗi tháng chỉ với 2 - 3 tiếng làm việc mỗi ngày khả năng cao là bạn đang bị các đối tượng giăng bẫy lừa đảo rồi đấy nhé!
Nếu không may mắc bẫy, các bạn sẽ bị các đối tượng thuyết phục tham gia vào một loạt chu trình về việc đóng tiền lệ phí. Đó là khoản tiền theo phía tuyển dụng là tiền đào tạo, tiền hồ sơ, tiền dạy kỹ năng, tiền giữ chỗ... và đủ các loại tiền phi lý khác. Sau khi nộp xong, các bạn sẽ có một khoảng thời gian chờ việc, có người thì chờ mãi mà không thấy, có người còn được đáp trả một cách lịch sự hơn đó là nhận được thông báo không trúng tuyển do có những điều kiện không phù hợp, không đáp ứng. Cuối cùng thì "tiền mất tật mang", không thu được bất kỳ lợi ích gì.
Làm việc trên các sàn Thương mại điện tử
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương từng đưa ra cảnh báo các phương thức lừa đảo qua thương mại điện tử (TMĐT) hiện nay. Theo đó, một số thủ đoạn điển hình qua TMĐT như xây dựng các website, ứng dụng hoặc các sàn giao dịch sàn TMĐT, sàn giao dịch tài chính, chứng khoản, tiền ảo…Việc này nhằm kêu gọi đầu tư theo mô hình đa cấp có hưởng hoa hồng giới thiệu, hưởng lợi trên số tiền đầu tư dựa trên chính sách khuyến mãi, chiết khấu.
Ngoài ra, các đối tượng còn giả mạo làm nhân viên của các sàn TMĐT lớn tại Việt Nam, nước ngoài để lừa nạn nhân làm cộng tác viên bán hàng online.
Việc làm click vào thông tin quảng cáo online
Thực chất mà nói, công việc "pay to click" theo cách gọi quốc tế là một công việc đã có từ rất lâu và cũng được coi là một hình thức kiếm tiền trên thế giới. Nhưng vì nhiều lý do, hình thức kiếm tiền này dần bị bóp méo và trở thành công cụ lừa đảo của kẻ xấu.
Ngoài ra, nhiều đối tượng còn hướng đến mục đích "lấy cắp" thông tin của người dùng. Đó là khi các bạn đọc được một đoạn tin tuyển dụng khá hấp dẫn mà cảm thấy phù hợp với mình ở trên mạng, bạn sẽ gửi đi thông tin cá nhân để chờ đợi cơ hội với suy nghĩ "cứ gửi thông tin đi biết đâu lại được chú ý". Sau đó bạn có thể không để ý tới tin đó nữa nhưng thực sự thì thông tin của bạn đã bị lấy cắp.
Hình thức kiếm tiền bằng việc đọc mail
Có một công việc rất nhẹ nhàng, hấp dẫn, đó là... đọc mail. Có thể bạn chưa biết rõ công việc này đáng tin cậy hay không, nhưng khi lướt qua một vài thông tin tuyển dụng tràn lan trên mạng với vô vàn lợi ích như vậy, chắc hẳn cũng khiến cho các bạn nảy sinh niềm hứng thú. Bởi kẻ lừa đảo đã lợi dụng nhu cầu muốn kiếm việc làm của con người, lại luôn mong muốn tìm được việc nhẹ mà lương cao.
Thế nên, nếu có một công việc nào đó mà chỉ cần ngồi ở nhà và đọc mail có thể kiếm ra tiền triệu thì quả thực... không có đâu nhé, cẩn thận không "tiền mất tật mang".
Làm việc qua Telegram
Gần đây đã bắt đầu có những hình thức lừa đảo trên Telegram diễn ra ngày càng tinh vi và nhắm vào nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Một số hình thức lừa đảo phổ biến nhất trên Telegram hiện nay là tạo nhóm tạo kênh và tạo bot để kiếm tiền; tạo nhóm, tạo kênh, tham gia group để kiếm tiền; giả mạo nhà cung cấp dịch vụ...
Chiêu bài của kẻ gian thường là đóng giả người tư vấn công việc, kế toán trả lương, chuyên viên hướng dẫn công việc để cùng hỗ trợ khách hàng. Hoặc một người bất kỳ sau khi thấy nạn nhân vào nhóm, băn khoăn chưa nạp vốn sẽ tiếp cận để "khuyên" nhanh chóng chuyển tiền nạp vốn. Hầu hết các nhân vật đóng giả đều là của một người.
Thủ đoạn chiếm đoạt tài khoản Telegram của tin tặc thường khá đơn giản. Kẻ tấn công sẽ tiếp cận người bị hại như sau: Đầu tiên kẻ tấn công sẽ tìm cách lấy được số điện thoại của nạn nhân, lợi dụng sơ hở của người dùng khi để công khai thông tin số điện thoại trên Telegram.
Tóm lại, không có công việc nào coi là "việc nhẹ lương cao", "chỉ cần ngồi ở nhà là có thể kiếm tiền triệu" cả. Biết làm đi làm để kiếm tiền để phụ giúp gia đình là chuyện tốt, nhưng để có thu nhập từ một công việc đàng hoàng không phải là điều đơn giản.
Vậy nên, tân sinh viên nên có thái độ cảnh giác, tinh thần phòng bị cao độ trước những đối tượng đáng nghi, đọc và tìm hiểu kỹ mọi thông báo tuyển dụng. Nếu chắc chắn hơn có thể tham khảo ý kiến của anh chị khóa trên, thầy cô cố vấn, gia đình... trước khi ứng tuyển vào công việc bất kỳ nào. Biết cách bảo vệ chính mình trước các cám dỗ công việc cũng là bài học đầu tiên các bạn cần ghi nhớ.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google giới thiệu Gemini 2.0: tạm biệt các chatbot AI, cùng chào đón kỷ nguyên "Tác nhân AI"
Không chỉ là một mô hình AI mới, sự ra đời của Gemini 2.0 còn được Google xem như là cột mốc chuyển giao sang thời đại của các "tác nhân AI".
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI