Những đặc điểm tưởng như trái khoa học lại chứng tỏ bạn là người thông minh: Thức khuya, dậy muộn, ít nói, chăm đọc báo...
Ngủ muộn là dấu hiệu thông minh, thức đêm cũng là dấu hiệu thông minh thậm chí không nghĩ rằng mình thông minh cũng là một dấu hiệu của sự thông minh.
Thức đêm cũng là dấu hiệu của sự thông minh vượt trội
Tạp chí Independent số tháng 01/ 2017, công bố kết quả nghiên cứu của hai nhà khoa học Satoshi Kanazawa và Kaja Perina lý giải vì sao "cú đêm" lại thông minh hơn, có tố chất sáng tạo, lanh lợi, tính độc lập cao.
Đối lập với việc ngủ sớm - dậy sớm, kết quả này dựa trên khái niệm, người thông minh có khả năng thích nghi cuộc sống hiện đại, chấp nhận các giá trị tiến hóa, chẳng hạn như việc thức khuya.
Một nghiên cứu khác về bộ não của những "cú đêm" và những người dậy sớm do nhà tâm lý học Richard D. Roberts từ Đại học Sydney và Patrick C. Kyllonen thuộc Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Không quân, thực hiện trên 420 người, ở các lĩnh vực: kiến thức cơ học, kỹ thuật, toán học tổng quát, đọc hiểu, bộ nhớ và tốc độ xử lý. Kết quả cho thấy, những "cú đêm" vượt trội hơn về bộ nhớ và tốc độ xử lý.
Nghiên cứu được thực hiện trên 1.229 nam giới và phụ nữ có thói quen ngủ sau 11h đêm và thức dậy sau 8h. Các "cú đêm" đó thường là những người thông minh, có thu nhập cao trong xã hội, uy tín dễ tìm thấy hạnh phúc trong cuộc sống.
"Theo nghiên cứu, cựu tổng thống Mỹ Obama, ông Charles Darwin, Winston Churchill, Keith Richards và Elvis Presley đều nổi tiếng là những người thức khuya, có chỉ số IQ cao và thành công trong cuộc sống" - theo Business Insider.
Tất nhiên, có rất nhiều dấu hiệu kì quặc để xác nhận một người thông minh với một người bình thường ví dụ như thức đêm cũng là một dấu hiệu của người thông minh. Những người ngủ muộn có chỉ số IQ trung bình cao hơn thông thường. Thế nhưng, không phải cứ thức trắng đêm là sẽ thông minh, khoa học cho rằng những người làm việc muộn, đọc sách khuya hay thậm chí là lướt web thâu đêm có xu hướng biết nhiều thông tin hơn, thông minh hơn và đồng thời sáng tạo hơn.
Những người ít nói là những người thông minh
Những người nói ít cũng không phải là nhóm ngốc nghếch, sự đề cao những người hướng ngoại ở xã hội hiện tại đã đẩy nhóm người ít nói vào góc tối. Sự thật là những người ít nói lại là những người nghĩ rất nhiều, và bạn cũng hiểu suy nghĩ nhiều sẽ có xu hướng (có vẻ) thông minh hơn. Đừng khinh những người ít nói vì một khi họ suy nghĩ thấu đáo, những gì họ nói ra sẽ khiến tất cả bất ngờ.
Nhóm người thích tự hành hạ bản thân cũng rất thông minh
Những người luôn đi bô bô với thiên hạ rằng họ thông minh thực chất chẳng có gì trong đầu và tất nhiên họ chẳng thông minh như những gì họ nghĩ. Trái lại, những người thường trách móc, hành hạ bản thân chẳng bao giờ cho rằng mình thông minh, thế nhưng trí tuệ của họ lại vượt trội hơn nhóm thích khoe khoang.
Những người này hiểu bản thân mình nhất, hiểu vấn đề cũng như những rắc rối mà họ đã trải qua thường rất có kinh nghiệm. Lượng kinh nghiệm lớn cùng với khao khát cải thiện bản thân giúp họ rèn luyện kiến thức của mình từ đó ngày một thông minh hơn.
Những người chăm đọc báo cũng thông minh
Đọc tin tức và luôn cập nhật cũng là một dấu hiệu của sự thông minh, những người chăm đọc tin mới luôn có xu hướng tò mò, nắm bắt những sự kiện diễn ra xung quanh mình. Ai cũng hiểu ở trong thời đại này, người nào có nhiều thông tin nhất sẽ là người thông minh nhất.
Không nghĩ mình thông minh cũng là một dấu hiệu của sự thông minh
Thật không thể tin được, thế nhưng đây lại là một điều có cơ sở, thậm chí nó còn được mang tên hiệu ứng Dunning-Kruger. Về cơ bản, những người có tài năng kém, khả năng thấp luôn nghĩ họ thật tuyệt vời vì đơn giản họ không biết mình có thể khá hơn.
Thế nhưng, những người thông minh, giỏi giang luôn khiêm tốn vì họ hiểu rằng thế giới kia rộng lớn lắm và vẫn còn rất nhiều thứ họ cần học tập, cải thiện, chính vì thế họ luôn nỗ lực, không bao giờ hài lòng với bản thân... từ đó thông minh hơn.
Còn rất nhiều dấu hiệu khác để mô tả về một người thông minh, bạn thuộc nhóm người thông minh có đặc điểm nào?
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI