(GenK.vn) - Theo những thống kê mới nhất, băng ở Nam Cực đã tan chảy một lượng lớn và có nguy cơ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như hiện tượng nước biển dâng cao.
Hiện tượng nóng lên toàn cầu đang có những ảnh hưởng rất lớn đến môi trường trên trái đất, gây ra những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt. Bên cạnh đó, một trong những tác động lớn nhất của hiện tượng nóng lên toàn cầu là khiến cho băng ở hai cực tan chảy. Theo những thống kê mới nhất, băng ở Nam Cực đã tan chảy một lượng lớn và có nguy cơ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như hiện tượng nước biển dâng cao.
Trước tình trạng đó, vẫn có những quan niệm sai lầm về hiện tượng đáng báo động này.
1. Băng Nam Cực ngày càng lớn hơn và không bị thu hẹp
Đó là sự thật, biển băng ở Cực Nam đang ngày càng phát triển lớn hơn trong vài thập kỷ qua. Tuy nhiên, có một sự nhầm lẫn giữa biển băng và băng trên đất liền. Khi các nhà khoa học nói về việc băng bị tan chảy ở Nam Cực, họ đang nói về băng ở trên bề mặt.
Việc biển băng ngày càng được mở rộng không giúp tăng tổng khối lượng băng có ở Nam Cực. Vì khác với Bắc Cực, nơi mà biển băng (các chỏm băng trên biển) tồn tại quanh năm, biển băng ở Nam Cực sẽ tan chảy vào mùa hè.
Gió mạnh cùng với sự thay đổi nhiệt độ của nước biển và độ mặn của muối là một trong những lí do khiến biển băng ở Nam Cực ngày càng mở rộng. Tuy nhiên nó không góp phần cải thiện tình trạng những khối băng khổng lồ trên bề mặt đang bị tan chảy.
2. Nguyên nhân băng tan là do núi lửa?
Ở Tây Nam Cực, nơi mà những tảng băng khổng lồ tan chảy nhanh nhất, cũng là nơi có khá nhiều núi lửa đang hoạt động. Do đó, một số người cho rằng nguyên nhận của việc băng tan là do các núi lửa này, chứ không phải do sự biển đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu.
Tuy nhiên một số nhà khoa học đã bác bỏ điều lầm tưởng này. Có thể thấy ở Iceland, nơi có rất nhiều núi lửa hoạt động liên tục, tuy nhiên vẫn có những dòng sông băng bao phủ trên bề mặt của chúng. Iceland cũng chỉ là một trong rất nhiều ví dụ cho thấy lửa và băng có thể cùng tồn tại mà không gây ra hiện tượng băng tan chảy trên diện rộng.
Các hoạt động núi lửa bên dưới khu vực Tây Nam Cực không có nhiều thay đổi trong vài thập kỷ qua, do đó đây không thể là nguyên nhân của hiện tượng băng tan chảy trong một vài năm qua ở Nam Cực. Ngoài ra, theo tính toán của các nhà khoa học, để làm tan chảy lượng băng khổng lồ như thế, cần phải có một vụ phun trào tương tự của siêu núi lửa Yellowstone.
3. Trái Đất sẽ có một kỷ băng hà tiếp theo bất chấp hiện tượng nóng lên toàn cầu
Các nhà khoa học cho biết, Trái Đất vẫn tự nóng lên và lạnh đi trong suốt lịch sử tồn tại của nó. Các chu kỳ này lặp đi lặp lại mỗi 100.000 năm. Nếu đúng theo quá trình này, Trái Đất sắp bước sang một kỷ băng hà tiếp theo, tuy nhiên có một thứ gây gián đoạn đó là con người.
Những tác động của con người đến tự nhiên đã gây ra các hiện tượng ô nhiễm, khí nhà kính và thay đổi khí hậu, khiến cho chu kỳ của tự nhiên thay đổi. Bên cạnh đó, mức độ CO2 đã tăng đến mức báo động khiến Trái Đất nóng lên rất nhiều so với khoảng 3 triệu năm trước. Do đó, sẽ rất khó để Trái Đất có thể có một kỷ băng hà tiếp theo, hoặc là sẽ trong một khoảng thời gian rất lâu nữa.
4. Băng giảm thể tích khi nó tan chảy, do đó mực nước biển sẽ không tăng
Các tảng băng khổng lồ ở Nam Cực là nằm trên lục địa, chúng không phải những chỏm băng nổi trên đại dương. Trên thực tế, có một lượng băng đã chìm xuống đại dương, tuy nhiên phần lớn băng vẫn nằm trên đất liền.
Như vậy, phần lớn băng ở Nam Cực không nằm dưới đại dương và không chiếm thể tích dưới nước, do đó nó sẽ làm tăng mực nước biển khi tan chảy.
Hiện tượng băng tan chảy lại góp phần giúp diện tích đất liền ở Nam Cực tăng lên. Hiện tượng này gọi là phục hồi băng, hiện tượng này vẫn diễn ra ở Bắc Mỹ, nơi có đất đai được sử dụng sau khi những khối băng khổng lồ bao phủ lục địa tan chảy.
Tham khảo: livescience
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"