Thao tác sai sẽ làm giảm hiệu quả của nồi chiên không dầu, thậm chí trong nhiều trường hợp còn phá hỏng luôn thiết bị này.
- Dù đã có nồi chiên không dầu nhưng có 5 lí do đặc biệt khiến tôi phải sắm thêm cả lò nướng
- Mua cả lò nướng và nồi chiên không dầu từ 3 năm trước tôi rút ra được 8 lý do khiến 1 thứ phủ bụi, 1 thứ thì dùng đến "không kịp nguội"
- Bỏ bếp gas chuyển sang bếp điện nhưng lại đau đầu: chọn bếp từ hay hồng ngoại bây giờ?
Sở hữu được một chiếc nồi chiên không dầu là ước mơ của nhiều chị em và các bà nội trợ bởi "nghe nói" nó giúp đơn giản hóa việc nấu nướng và tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, ngay cả khi đã mua về thì chưa chắc chúng ta đã biết cách thao tác đúng để phát huy hết hiệu quả của nồi chiên không dầu, và thậm chí trong nhiều trường hợp còn phá hỏng luôn thiết bị này.
Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau điểm mặt những lỗi phổ biến mà gần như ai cũng mắc phải khi sử dụng nồi chiên không dầu nhé!
1. Nồi chiên không dầu là "không cần dầu" – ha ha, sai bét!
Tên tiếng Anh của thiết bị này là Air Fryer, tức là nồi chiên (bằng) không khí. Nguyên lý hoạt động của nồi chiên không khí này như sau: dây mayso (mâm gia nhiệt) được đốt nóng và một chiếc quạt sẽ thổi khí nóng này luân chuyển trong nồi để làm chín thức ăn. Tuy nhiên, khi về đến Việt Nam thì nó lại được "thay tên đổi họ" – từ chữ khí chuyển thành chữ dầu.
Nồi chiên không dầu hoạt động như thế nào?
Chúng ta trước nay vẫn quen với từ "dầu khí" đứng liền với nhau trong "tập đoàn dầu khí" hay "ngành dầu khí", thế nhưng khi "bẻ cái chữ làm đôi" thì "dầu" và "khí" là hoàn toàn khác nhau nha các bạn!
Màn "trộm long tráo phụng" này là mẹo marketing rất khéo léo và không gì khác ngoài mục đích đánh vào tâm lý khách hàng "muốn ăn ngon nhưng lại sợ béo".
Xịt dầu ăn vào thực phẩm trước khi chế biến bằng nồi chiên không khí để món ăn được ngon hơn
Nồi chiên không khí chỉ giúp giảm được lượng dầu mỡ cần sử dụng khi chế biến thực phẩm chứ không thần thánh đến độ loại bỏ được hoàn toàn dầu mỡ. Điều này có 2 lý do:
Một số món ăn vẫn cần phải phết một lớp dầu mỏng lên mặt ngoài để tạo độ giòn, tránh bị cháy và khô khi chế biến, ví dụ như đậu rán, khoai tây chiên, nem rán...
Cơ thể con người vẫn cần được cung cấp một lượng chất béo nhất định để dự trữ và chuyển hóa nên việc loại bỏ chất béo một cách cực đoan về lâu dài sẽ gây hại cho sức khỏe.
2. Xài nồi chiên không dầu thì không cần lật hay đảo đồ ăn, cũng không phải kiểm tra khi chế biến – lỗi phổ biến ở người lười biếng
Những lời giới thiệu, quảng cáo về độ thần thánh và dễ dùng của nồi chiên không dầu khiến nhiều người lầm tưởng rằng nó có độ tự chủ cao, giúp người nội trợ chẳng phải trở, lật đồ ăn như cách rán thông thường bằng chảo. Hiện nay trên thị trường chỉ có một số sản phẩm của Philips và Rapido cung cấp khả năng không cần đảo thực phẩm thủ công, còn lại thì chúng ta vẫn cần mở rổ chiên ra để đảo và lật thực phẩm nha các bạn!
Công nghệ Rapid Air của Philips giúp luồng khi lưu chuyển đều ở cả hai mặt thực phẩm
Hơn nữa, chúng ta không bao giờ biết được chính xác là mình đã cài đặt thời gian và nhiệt độ phù hợp cho món ăn hay chưa nên việc kiểm tra thực phẩm trong quá trình chế biến cũng rất cần thiết. Nếu không làm vậy thì món ăn của bạn sẽ bị cháy mặt trên, trong khi mặt dưới chưa chín đó!
3. Vặn ngược núm chỉnh thời gian – chả mấy mà hỏng nồi
Đây là sai lầm vô cùng phổ biến ở những loại nồi cơ, đến mức mà ngay cả những người đã sử dụng trong thời gian dài vẫn thường xuyên mắc phải.
Núm chỉnh giờ màu bạc trên các loại nồi chiên không dầu cơ
Ví dụ, bạn vặn núm chỉnh thời gian sang phải để cài 30 phút, nhưng 20 phút sau khi kiểm tra thực phẩm thì thấy đã chín. Rất nhiều bà nội trợ sẽ vặn ngược núm chỉnh thời gian sang trái để về 0, nhưng đó là lỗi cực kỳ nghiêm trọng á các bạn! Làm một vài lần có thể sẽ không sao, nhưng về lâu dài thì dây cót hẹn giờ sẽ bị rối, thậm chí là gãy hoặc đứt luôn. Gặp tình trạng này thì các bạn cứ xác định là đi mua cái nồi mới cho nhanh, bởi có đem ra thợ cũng không sửa được đâu!
Cách xử lý đúng trong trường hợp này là gì?
Đơn giản thôi, các bạn cứ lấy đồ ăn ra như thường, nhưng sau đó kèm thêm thao tác rút dây điện nguồn. Khi này nồi chiên đã không còn tiêu thụ điện nữa, chỉ còn mỗi cái núm chỉnh thời gian là hoạt động cho đến khi nhả hết cót. Như vậy sẽ không tốn chút điện nào, mà nồi sẽ bền hơn nhiều đấy!
4. Thực phẩm nhỏ, mỏng, nhẹ - cứ thế bỏ vô chiên thì coi chừng cháy nồi nha!
Quạt gió của nồi chiên không dầu rất mạnh nên nếu bạn muốn dùng nồi này để làm nóng hay chế biến những loại thực phẩm nhỏ, mỏng, nhẹ như rang vừng, sấy trái cây hay làm giòn bỏng bị ỉu... thì nguy cơ cao là luồng gió của quạt sẽ khiến các mảnh thức ăn bị bắn tung tóe, và nếu xui xẻo bị lọt vô khe quạt thì sẽ làm hỏng bộ phận này.
Bọc đồ ăn nhỏ, mỏng, nhẹ trong giấy bạc
Vậy thì phải làm thế nào?
Các bạn nên bọc những mảnh thức ăn vào trong một tờ giấy bạc để chúng không bị gió quạt thổi trực tiếp, tuy nhiên cách này khiến hiệu quả truyền nhiệt bị giảm, và cũng cần phải thường xuyên rút rổ chiên rồi mở gói giấy bạc ra để kiểm tra tình trạng của thực phẩm.
5. Vệ sinh mâm gia nhiệt – không phải ai cũng nhớ
Đây cũng là một sai lầm cực kỳ nhiều người mắc phải. Chúng ta luôn biết để làm sạch mặt ngoài nồi, cọ rửa toàn bộ phần rổ chiên, tay cầm, khay hứng mỡ nhưng lại quên béng mất là bộ phận mâm nhiệt cũng cần phải được làm vệ sinh thường xuyên.
Mâm nhiệt (thanh mayso) là bộ phận quan trọng nhưng dể bị bỏ quên khi vệ sinh nồi chiên không dầu
Trong quá trình chế biến thực phẩm, những hạt dầu mỡ nhỏ li ti sẽ bị luồng gió quạt đưa lên trên và bám vào thanh mayso. Khi tích tụ lâu ngày, lớp mỡ bám này sẽ sinh ra mùi khó chịu hoặc tạo khói khi chúng ta sử dụng nồi chiên.
Cách vệ sinh nồi chiên không khí
Vì vậy, các bà nội trợ cần nhớ vệ sinh mayso định kỳ bằng cách lật ngược nồi chiên không dầu và dùng giẻ mềm ẩm hoặc bàn chải đánh sạch sẽ mâm nhiệt. Tất nhiên là trước đó phải rút hẳn dây điện nguồn ra rồi nhé!
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Giá rẻ hơn, nhưng iPhone 16 "bản thường" lại sở hữu công nghệ còn xịn hơn cả iPhone 16 Pro Max
Hy vọng rằng, nâng cấp này sẽ được Apple mở rộng lên các dòng iPhone Pro trong tương lai.
Ơn trời, AI của Apple sắp hỗ trợ tiếng Việt, nhưng sẽ không phải trong năm nay