Mánh khóe thứ nhất: không bao giờ truyền dạy các "mánh khóe" này cho người khác...
Với những ai chưa am hiểu về công nghệ thông tin, lập trình luôn là một công việc cao siêu, bí hiểm, khiến người ta mới nghe thấy thôi đã lắc đầu, lè lưỡi. Thậm chí, ngay cả với các lập trình viên trẻ tuổi, học lập trình, hiểu lập trình, và lập trình chưa bao giờ là điều đơn giản.
Nếu còn băn khoăn và muốn tìm hiểu về các lập trình viên, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết "Những mánh khóe "không bao giờ tiết lộ" của các lập trình viên vĩ đại", được chia sẻ bởi anh Phạm Huy Hoàng.
Mánh khóe thứ nhất: không bao giờ truyền dạy các "mánh khóe" này cho người khác. Hết bài.
Đùa đấy, các bạn đừng gạch đá mình tội nghiệp, mình buồn. Chẳng là dạo này mình chán stackoverflow, chuyển qua Quora nghịch ngợm đôi chút. Đây cũng là một trang web hỏi đáp tương tự như stackoverflow, nhưng phạm vi rộng hơn rất nhiều, bao gồm toàn bộ mọi lĩnh vực đời sống.
Một điểm đặc biệt nữa là nó cho phép hỏi những câu chung chung hoặc "nhảm nhí", do đó có rất nhiều câu hỏi - trả lời thú vị và "bá đạo" như: Mac Zuckerberg có giỏi PHP hay không? Tại sao người đời lại ghét sản phẩm của Apple? Làm sao nghe lén điện thoại bạn gái?… đủ thứ trên trời dưới đất.
Mình khuyên các bạn nên bỏ đi ít thời gian cho Facebook, rảnh rỗi thì lên đây xem các câu hỏi về Computer Science / Computer Programming, sẽ học được nhiều điều thú vị lắm, giải trí cũng tốt nữa. Bài viết này là tổng hợp và chọn lọc những ý tưởng, câu trả lời hay của câu hỏi: What are the best-kept secrets of great programmers? - Những mánh khóe "không bao giờ tiết lộ" của các lập trình viên vĩ đại.
Mánh khóe code và test
Trong đa phần các trường hợp, sử dụng inheritance (kế thừa) là một design TỆ, làm cho code khó test và khó bảo trì. Hãy chuyển qua composition (sở hữu) và kết hợp với interface (có thể đọc thêm về prefer composition over inheritance).
Đừng sử dụng interface cho tới khi bạn hoàn toàn rõ ràng về domain của chương trình (mỗi khi cần thêm 1 function, bạn sẽ phải thêm nó vào interface và implement của interface đó, gấp đôi công sức).
Bảo mật/mã hóa rất khó. Đừng tự làm MÀ hãy tái sử dụng (sử dụng thư viện, thuật toán có sẵn v…v), trừ khi bạn biết rõ mình đang làm gì.
Có vô vàn nguyên nhân làm crash một chương trình: deploy sai cách, input bị lỗi, người dùng dùng sai cách, quá tải … Chuẩn bị sẵn sàng cho những điều đó: Ghi log những exception gặp phải, deploy thử lên server test, đặt giới hạn cho bộ nhớ…
Kết nối mạng (HTTP, socket) rất dễ xảy ra vấn đề. Luôn nhớ đặt timeout cho các kết nối này, sử dụng thư viện để wrap chúng, retry nếu kết nối có vấn đề.
Mỗi dòng code thêm vào sẽ làm chương trình phức tạp thêm một chút, tăng khả năng có bug. Bỏ bớt code là cách hay nhất để giảm bớt số lượng bug.
Validate những thứ người dùng nhập vào, vừa đảm bảo tính bảo mật, lại hạn chế được bug.
Tái sử dụng code chưa chắc đã khiến code của bạn dễ bảo trì hơn. Tái sử dụng code giữa 2 domain khác nhau có thể làm chúng "dính chặt" với nhau hơn.
Chỉ test những thứ cần test, test ít thì dễ sót bug, test nhiều thì sẽ mất thời gian và tốn công update test case mỗi khi đổi requirement.
Mỗi khi commit code, hãy giữ số lượng code nhỏ, code chạy được, viết message rõ ràng bao gồm thứ bạn đã làm và lý do bạn làm thứ đó.
Với kiến trúc tốt, bạn vẫn có thể viết code lô. Tuy nhiên, với kiến trúc tốt, bạn có thể dễ dàng nâng cấp, thay thế phần code đểu đó. Tập trung xây dựng kiến trúc tốt, ít móc nối trước, về sau sẽ dễ thở hơn.
Code để lâu cũng rất dễ hư hỏng, do đó cần được refactor thường xuyên. Tuy nhiên cần tránh refactor code quá độ.
Mánh khóe làm việc
Rất khó để ước đoán thời gian cần làm để hoàn thành một module/dự án, đó là lý do người ta dùng Scrum.
Viết code để cho chính mình và người khác đọc. Thêm comment để giải thích "Vì sao", thêm comment ở những nơi mà bạn nghĩ 1 năm sau bạn đọc code sẽ không hiểu gì.
Hiểu rõ thư viện / framework mà mình sử dụng, đừng có gắng viết lại từ đầu những thứ người khác đã tốn công viết rồi.
Cài đặt để việc build một project diễn ra nhanh chóng tiện lợi nhất có thể. Hãy chắc chắn bạn có thể build bằng command line, sẽ rất có ích (có thể kích hoạt build từ xa, hoặc đưa project lên CI chẳng hạn).
Hiểu rõ những tool bạn sử dụng (IDE, source control, build tool, Photoshop). Cố gắng tìm hiểu và làm quen với việc dùng các hotkey, hạn chế dùng chuột. Bạn sẽ làm việc nhanh hơn và "pro" hơn.
Ngồi lâu rất có hại. Hãy tập một số thói quen để đảm bảo sức khỏe khi làm việc: Không ngồi nhiều, lâu lâu cho mắt nghỉ ngơi, sắp xếp bàn làm việc, bàn phím, chuột sao cho làm việc thoải mái…
Đừng áp dụng lung tung các framework / process / pattern vào dự án để "thể hiện". Không phải lúc nào Test-Driven Development cũng tốt, không phải lúc nào cũng nên áp dụng DI / IoC.
Mánh khóe phát triển bản thân
Vọc code của các ứng dụng, framework Open Source là cách nhanh nhất để học hỏi và “lên trình”.
Code review là một trong những cách hay nhất giúp bạn tiến bộ, có người đánh giá code của bạn, giúp bạn phân biệt code giỏi và dở, tránh những lỗi lầm cơ bản (ở Việt Nam mình thấy việc code review này làm khá qua loa, khá chán).
Học một ngôn ngữ mới sẽ giúp bạn hiểu những khái niệm mới, có cái nhìn mới, cách suy nghĩ sẽ linh hoạt hơn (thử chuyển từ C# / Java sang scripting language như python / javascript bạn sẽ thấy một chân trời mới).
Học một ngôn ngữ hướng đối tượng là chuyện dễ. Biết cách thiết kế hệ thống theo hướng đối tượng là chuyện khó. Hãy tìm hiểu các nguyên lý SOLID và một số Design Pattern, chúng sẽ nâng cao hiểu biết của bạn về thiết kế hướng đối tượng.
Luôn giữ tinh thần học hỏi, nhưng đừng chạy theo công nghệ mới. Đừng chọn một công nghệ cho một dự án chỉ vì nó hot / mới / hay.
Tham khảo: toidicodedao
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI