Những nơi trong phòng tắm thường xuyên bị bỏ quên khi dọn dẹp - 10 người thì đến 9 mắc lỗi
Hãy dành ra ít phút để xem bài này, tôi tin rằng các bạn sẽ "ồ, à" liên tục khi nhận thấy chính mình đã lơ đễnh đến thế nào trong quá trình vệ sinh phòng tắm.
Nhắc đến việc làm vệ sinh phòng tắm thì chúng ta cần chú ý điều gì? Thoạt nghe thì câu hỏi dường như quá thừa thãi bởi ai cũng biết: trước hết, cần làm sạch mảng bám trên bồn rửa mặt, bồn cầu và trong bồn tắm/vách kính tắm. Kế đó chúng ta sẽ thay khăn, lau các bề mặt khỏi bụi bặm và cuối cùng là cọ rửa sàn. Xong, quá dễ!
Ấy nhưng cuộc sống hối hả và nhộn nhịp khiến chúng ta ít khi dừng lại để nghĩ xem: liệu có những vị trí khác mà mình bỏ quên, chưa làm sạch không nhỉ? Hãy dành ra ít phút để xem bài này, tôi tin rằng các bạn sẽ ồ, à liên tục khi nhận thấy chính mình đã lơ đễnh đến thế nào.
Thực tế là mặc dù chúng cũng tích tụ nhiều bụi bẩn như bất kỳ phần nào khác của phòng tắm, thế mà những nơi này lại thường xuyên bị bỏ quên trong quá trình làm vệ sinh.
Để giúp cho việc dọn dẹp nhà tắm của các bạn đạt hiệu quả cao hơn, chúng tôi đã lập một danh sách nhỏ những vị trí "cần nhớ" và rất dễ để kiểm tra.
1. Đầu vòi hoa sen
Nếu nước sinh hoạt khu vực nhà bạn có độ cứng cao thì cần đặc biệt chú ý theo dõi độ sạch của đầu vòi hoa sen.
Nhiều người cho rằng đầu vòi hoa sen có khả năng tự làm sạch bụi bẩn cao vì nước chảy qua liên tục mỗi khi tắm. Tuy nhiên, sự thật lại không phải như vậy. Nước máy mà chúng ta sử dụng có chứa rất nhiều khoáng và các chất hòa ta.
Những cặn khoáng này có thể tích tụ ở các lỗ nhỏ li ti trên mặt phun của bát sen - đặc biệt nếu bạn không lắp bộ lọc nước cứng. Theo thời gian, những mảng bám này sẽ làm tắc các lỗ trên mặt phun, gây ảnh hưởng đến áp lực nước, gây chệch hướng phun của tia nước và làm giảm cảm giác sảng khoái khi tắm vòi sen.
Hướng dẫn vệ sinh đầu vòi hoa sen phòng tắm
Để làm sạch mặt phun của vòi hoa sen bị bẩn không hề khó. Bạn chỉ cần tháo tấm mặt phun nhôm và đem ngâm trong nước cốt chanh (hoặc giấm) qua đêm để cặn khoáng (chủ yếu là canxi) bị hòa tan và làm mềm bớt, rồi dùng bàn chải cọ sạch lại vào sáng hôm sau.
2. Rèm phòng tắm
Rèm phòng tắm giúp ngăn nước bị văng ra sàn, nhưng nhược điểm của nó là dễ bám bụi, bọt xà phòng, ố nước và các chất bẩn trên cơ thể người.
Ngoài ra, do phải liên tục tiếp xúc với nước và hơi ẩm nên rèm phòng tắm là nơi lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi và nấm mốc có thể phát triển.
Nếu bạn nhìn vào phần chân rèm phòng tắm của mình, rất có thể bạn sẽ giật mình khi phát hiện ra một vùng màu vàng xỉn được giới hạn bởi một đường thẳng tắp - mép của bồn tắm. Đây là dấu vết của nước cứng và chất bẩn đã ăn sâu vào trong.
Để đem vẻ đẹp trở lại như cũ cho bộ rèm thì chỉ cần giặt nó trong máy giặt ở nhiệt độ phù hợp với chất liệu rèm theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Làm thế nào để làm sạch rèm phòng tắm trong vài phút
3. Nút xả và chân đế bồn cầu
Nút xả và chân đế của bồn cầu là những vị trí rất dễ bị bỏ quên trong quá trình vệ sinh nhà tắm.
Sẽ là thừa thãi khi giải thích lý do tại sao lại cần phải làm sạch nút xả bồn cầu. Tốt nhất là các bạn nên sử dụng những chất khử trùng đặc biệt để vệ sinh bộ phận này, còn nếu bạn thuộc tuýp người không chuộng các loại hóa chất tẩy rửa thì dùng dung dịch giấm cũng không đến nỗi nào.
Bồn cầu 1 khối loại thông dụng có phần chân đế khá ngóc ngách. Theo thời gian, chỗ này rất dễ tích tụ bụi và cả những giọt phân người. Vì vậy, đừng quên vệ sinh định kỳ khu vực chân đế và xung quanh – kể cả phần mặt sàn phía sau bồn cầu. Hãy đặc biệt chú ý tới phần đường nối giữa mặt sàn và chân bồn cầu nhé các bạn!
4. Thảm chùi chân nhà tắm
Mặc dù ngày nào chúng ta cũng dẫm lên thảm lúc vào và ra khỏi nhà vệ sinh nhưng không phải ai cũng nhớ để giặt nó thường xuyên.
Cũng giống như rèm phòng tắm, bề mặt của tấm thảm chùi chân luôn bị ẩm ướt. Do đó, có một sự thật khá đáng sợ là: tấm thảm chùi chân là nơi tích tụ mốc, vi khuẩn và những con động vật chân đốt như rệp, rận... nhiều nhất trong nhà. Vì thế, các bạn hãy giặt thảm định kỳ - ít nhất một lần mỗi tuần nhé.
Để tăng hiệu quả vệ sinh thảm chùi chân thì chúng ta nên sử dụng máy giặt có khả năng giặt nước nóng. Hãy đặt máy ở nhiệt độ cao nhất có thể và dùng những loại chất tẩy rửa mạnh thì thảm mới sạch được – giấm lúc này không đủ "đô" đâu, các bạn ạ!
Mẹo làm sạch phòng tắm: Cách làm sạch thảm phòng tắm
5. Kệ đựng bàn chải đánh răng
Trong bất kỳ ngăn đựng bàn chải đánh răng nào cũng đều có mảng bám tích tụ. Nếu bạn không tin thì hãy ngó vào nhà vệ sinh nhà mình mà xem, đảm bảo các bạn sẽ giật mình đánh thót luôn đấy.
Chúng ta ít khi để ý đến những chiếc cốc đựng bàn chải và kem đánh răng nên không nhận thấy rằng những mảng bám xuất hiện đầy rẫy trên thành và đáy cốc. Thật khó tin là con người dùng bàn chải với mong muốn làm sạch răng miệng, nhưng lại thường xuyên quên mất rằng cốc đựng bàn chải bị bám bẩn đến phát sợ. Việc không vệ sinh khu vực này khiến cho hành động chải răng hàng ngày lại vô tình trở thành đưa vi khuẩn vào miệng.
Để khắc phục tình trạng trớ trêu này, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng loại giá để bàn chải bằng thép với nhiều khe hở. Nó sẽ ít đọng nước hơn, và việc phát hiện ra những vết bẩn cũng dễ dàng hơn so với việc dùng cốc. Còn nếu bạn vẫn chưa muốn bỏ đi những chiếc cốc đựng in hình đáng yêu của mình thì hãy cọ rửa chúng thường xuyên hoặc cho vào máy rửa bát!
(Còn nữa)
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Apple chính thức mở bán Mac mini M4 tại Việt Nam: Chip M4 và M4 Pro, RAM khởi điểm 16GB, giá ưu đãi từ 12.5 triệu đồng
Người dùng hiện sẽ phải chờ khoảng 2 đến 3 tuần để nhận máy.
Cầm Sony 85mm F/1.4 GM II giá 50 triệu du hí bắc Thái Lan và đây là những gì tôi chụp được