Những thách thức có thể khiến đồng hồ thông minh nhanh chóng lụi tàn
Liệu đồng hồ thông minh có thực sự có khả năng gây sóng gió như báo chí thổi phồng?
Những lời bàn tán xôn xao về thế hệ thiết bị số mới – đồng hồ thông minh (smartwatch) nói riêng và các thiết bị đeo người nói chung, trong đó phải kể đến những cái tên như iWatch, Sony Smartwatch, Google Glass... – đang tăng lên theo từng ngay. Cho đến lúc này, sự bùng nổ của thế hệ thiết bị mới này tưởng chừng như đã trở thành chuyện hiển nhiên? Nhưng sự thật liệu có phải như vậy? Các phóng viên của trang tin Gizmodo đã lập nên 1 danh sách những lí do khiến những thiết bị này không thể - hoặc chí ít là chưa thể đem đến một cú huých nữa cho thế giới công nghệ như cái cách mà Apple đã làm với smartphone.
1. Không gian trên cổ tay rất quý giá
Đã từ khá lâu, chiếc đồng hồ trên cổ tay không còn đơn thuần chỉ là công cụ xem giờ nữa. Nếu như ở cái thời đồng hồ đeo tay mới xuất hiện, việc làm ra một chiếc đồng hồ chính xác đã là rất khó khăn và số tiền bỏ ra chủ yếu là để mua lấy sự chuẩn xác trong chế tác. Nhưng càng về sau này, giá trị thẩm mĩ càng được đề cao và những chiếc đồng hồ đắt giá ngày nay phần lớn được đối xử như một món trang sức, thể hiện cá tính của chủ nhân. Vâng, và đã là món trang sức thể hiện cá tính thì cách tiếp cận kiểu “một mẫu cho tất cả mọi người” khó mà trụ được.
2. Qúa nhiều kích cỡ
Một lí do nữa khiến cho cách tiếp cận nói trên khó mà dùng đc trên smartwatch. Smartwatch nói riêng và các thiết bị điện tử đeo người nói chung phụ thuộc khá nhiều vào đặc điểm sinh học của người sử dụng. Kích thước cổ tay thay đổi theo chủng tộc, giới tính, độ tuổi, cường độ và lĩnh vực lao động.v.v. Trừ khi có một thiết kế nào đó thật sự linh hoạt trong việc thay đổi kích thước, nếu không các nhà sản xuất sẽ phải tạo ra rất nhiều cỡ smartwatch cho các thị trường khác nhau. Một giải pháp khác là làm hẳn 1 kích cỡ lớn và cố gắng để trông không quá đồ sộ trên các cổ tay nhỏ, nhưng như thế lại vi phạm điều 1?
3. Vấn đề thiết kế giao diện
Bổ sung thêm một thiết bị nữa trong danh sách các platform cần quan tâm cho các nhà phát triển đã là cả một vấn đề. Thiết kế giao diện cho các kích cỡ “siêu nhỏ” khác nhau lại tiếp tục là một cơn ác mộng nan giải khó có thể giải quyết trong một sớm một chiều.
4. Pin? Vâng! Vẫn lại là Pin
Vấn đề năng lượng đã và vẫn đang là vấn đề muôn thuở của các thiết bị di động. Dù rằng smartwatch sẽ không kiêm nhiệm nhiều chức năng như điện thoại và hẳn nhiên sẽ không ngốn pin bằng. Nhưng việc sử dụng chủ yếu kết nối không dây, yêu cầu và sức mạnh xử lí của các phần mềm ngày nay cũng như kích thước nhỏ bé của các mẫu smartwatch sẽ đảm bảo giúp người dùng một điều: chúng ta sẽ lại có thêm 1 thứ để vài ngày phải cắm sạc 1 lần! Nhìn ra sau lưng bạn xem trong nhà có bao nhiêu thứ cần sạc rồi?
5. Input trên màn hình tin hin của smartwatch?
Nếu đã thử qua các công cụ input bằng giọng nói, hẳn bạn sẽ nhận ra rằng công nghệ nhận dạng giọng nói vẫn còn cần 1 thời gian nữa trước khi trưởng thành hoàn toàn. Còn thao tác bằng ngón tay trên màn hình smartwatch? Vâng, có thể đấy, nhưng trừ khi bạn có ngón tay bé gần bằng đầu kim, không thì sẽ khá là chật vật đấy. Nhét 1 lô phím cứng vào 2 bên thiết bị? Thiết kế của thập kỉ trước chăng?
6. Thiết kế
Xấu hay đẹp là tùy vào gu thẩm mỹ của từng người, thôi thì cứ thử nhìn vào những hình ảnh đã có mà xem:
7. Tiền lệ
Thực ra, xét về mặt kích thước và chức năng, Apple danh tiếng đã từng tạo ra một sản phẩm khá tương tự với smartwatch trước đây: đó là chiếc iPod nano khi đi kèm với chiếc khung đeo thiết kế khá khéo léo. Sản phẩm đó đã thất bại đến mức bị Apple bỏ rơi chỉ sau một thế hệ…..Theo như 1 thống kê, dòng sản phẩm này đã liên tục được thử nghiệm từ tận hồi thập kỉ 80, và chưa có sản phẩm nào thực sự đột phá cả.
8. Giá tiền?
Không phải bỗng nhiên mà những thiết kế như Limbo ra đời. Liệu có mấy ai sẵn sàng bỏ ra thêm khoảng 150 USD chỉ để sở hữu một thiết bị số với chức năng không hơn gì những gì hiện đang có sẵn. Và đấy mới là giá ban đầu của một sản phẩm đến từ Sony thôi đấy….
9. Vòng đời?
Vòng đời của các thiết bị số không hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên về trung bình ta có thể nói 3 năm là quãng mà người ta cần cân nhắc thay thế các sản phẩm “thông minh” hiện nay, và tuổi thọ của pin đôi lúc còn tệ hại hơn. Chưa kể đến việc vị trí của smartwatch đặt chúng ra trước nhiều nguy hiểm hơn hẳn các thiết bị bạn đặt trong túi quần hay balô. Lại một chu kì nữa cần để tâm, có đáng không?
10. Tiêu tốn dữ liệu
Kích thước và vị trí hoạt động của smartwatch khiến chúng bắt buộc phải phụ thuộc vào các kết nối không dây. Vấn đề là, khi ngồi nhàn nhã trong quán café hay công sở, chẳng tội gì người dùng không tận dụng màn hình lớn của smartphone, tablet hay laptop để thao tác cho thoải mái. Đổi lại sự thuận tiện của smartwatch khi đang di chuyển hay ngồi tàu xe, người dùng sẽ phải tốn tiền cho các nhà mạng di động.
11. Mục đích ra đời của smartwatch thực sự là gì?
Thực ra, xét cho cùng, smartwatch là một thiết bị theo dõi kiểu Fuelband được “lên đời” thêm chức năng hay một chiếc smartphone được thu gọn trên cổ tay. Nếu là vế trước, liệu ta có cần quá nhiều chức năng phức tạp, đa dụng cho một thiết bị theo dõi? Nếu là vế sau, chẳng phải chúng ta vừa nói là chẳng mấy ai muốn vung tiền cho các chức năng đã có rồi hay sao? Để nhìn có vẻ hiện đại ấy à? Thiết kế thiết bị điện tử đâu có thoải mái như thiết kế quần áo hay trang sức? Tóm lại, smartwatch sinh ra để làm gì đây?
Còn bạn? Bạn nghĩ gì về smartwatch? Đây sẽ là một cuộc cách mạng mở đường cho wearable computing hay lại chỉ là một quả bong bóng được thổi phồng bởi truyền thông và công nghệ PR?
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"