Những thương vụ đầu tư tỷ đô của gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba trong năm 2016
2016 tiếp tục là một năm bận rộn với Jack Ma và đội ngũ Alibaba. Bên cạnh doanh số bán hàng kỷ lục, phá vỡ những con số thiết lập năm ngoái Alibaba còn chi rất nhiều tiền đầu tư cho các startup trên toàn thế giới.
Dưới đây là những thương vụ đầu tư lớn nhất của Alibaba trong năm vừa qua. Những thương vụ có gắn dấu "*" thể hiện toàn bộ số vốn đầu tư mà startup đó thu thập được, không rõ số vốn Alibaba đầu tư là bao nhiêu.
#Ele.me - 1,25 tỷ USD
Trong năm nay, startup cung cấp thực phẩm Trung Quốc Ele.me được Alibaba đầu tư nhiều nhất với tổng số vốn từ Alibaba và Ant Finacial của (công ty con Alibaba) lên tới 1,25 tỷ USD. Thỏa thuận này cũng sẽ giúp Ele.me tích hợp tốt hơn vào trang thương mại điện tử Taobao và công cụ thanh toán Alipay của Alibaba.
Đầu tư vào Ele.me sẽ mang về cho Alibaba cổ phần trong ứng dụng cung cấp thực phẩm phát triển mạnh nhất Trung Quốc và còn hỗ trợ hoạt động cho ứng dụng cung cấp thực phẩm riêng có tên Koubei của họ.
#Lazada - 1 tỷ USD
Mua Lazada, hãng thương mại điện tử khổng lồ khu vực Đông Nam Á, là thương vụ thâu tóm lớn nhất trong năm vừa qua của Alibaba. Chi ra tới 1 tỷ USD, Alibaba đã nắm được cổ phần kiểm soát trong Lazada. Động thái này giúp Alibaba ngày càng tăng cường sự hiện diện tại Đông Nam Á, khu vực được kỳ vọng sẽ tạo ra một nửa doanh thu cho Alibaba trong tương lai. Alibaba cũng sẽ chống lưng cho Lazada, vốn đang gặp khó khăn tại tất cả các thị trường mà nó hoạt động như Singapore, Indonesia, Malaysia, Việt Nam, Thái Lan và Philippines.
#Didi Chuxing - 4,5 tỷ USD*
Alibaba đã tham gia vòng gây vốn khổng lồ của Didi Chuxing trong năm vừa qua. Vòng gây vốn này thu được 7,3 tỷ USD, bao gồm 4,5 tỷ USD đầu tư mới. Không rõ Alibaba đầu tư bao nhiêu bởi vòng gây vốn này còn có sự tham gia của nhiều ông lớn khác như Apple (đầu tư 1 tỷ USD), China Life (600 triệu USD) và Tencent.
Tổng vốn đầu tư của Alibaba vào Didi Chuxing có thể dưới 1 tỷ USD nhưng có vẻ như số tiền đầu tư khổng lồ này đã khiến Uber, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Didi Chuxing, phải rút khỏi Trung Quốc vài tháng sau đó. Uber bán lại toàn bộ hệ thống của mình tại Trung Quốc cho Didi Chuxing.
#Magic Leap - 793 triệu USD*
Dù không biết rõ Alibaba đầu tư bao nhiêu tiền vào Magic Leap nhưng gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc là nhà đầu tư dẫn đầu trong vòng gây vốn Series C hồi đầu năm nay của startup này. Vài tháng sau, Alibaba đã trình làng nguyên mẫu trải nghiệm mua sắm trong môi trường tăng cường thực tại, sử dụng công nghệ của Magic Leap.
Mới đây, Magic Leap bị phanh phui là thổi phồng khả năng để thu hút vốn đầu tư. Chuyên gia cho rằng công nghệ của Magic Leap kém xa so với công nghệ tăng cường thực tại của Microsoft.
#Ucar - 561 triệu USD*
Didi Chuxing không phải là startup gọi xe duy nhất mà Alibaba đầu tư vào. Năm vừa qua, Alibaba còn tham gia vòng gây vốn trị giá 561 triệu USD của startup gọi xe Ucar. Không rõ số vốn mà Alibaba đầu tư vào Ucar là bao nhiêu. Hiện tại, Alibaba cũng đã chuyển tổng số 10% cổ phần của mình tại Ucar cho các quỹ đầu tư mạo hiểm. Thị phần của Ucar tại Trung Quốc rất hạn hẹp so với Didi Chuxing.
#Weibo - 135 triệu USD
Năm nay, Alibaba đã tăng vốn đầu tư vào mạng xã hội Weibo bằng cách mua số cổ phiếu trị giá 135 triệu USD. Thương vụ này giúp cổ phần của Alibaba tại Weibo tăng thêm 1,4%, lên mức 31,5%.
Ngoài những thương vụ trên, trong năm vừa qua Alibaba còn đầu tư vào rất nhiều startup khác. Đây là những thương vụ lớn nhất đã được tiết lộ và chỉ tính riêng những thương vụ này thôi Alibaba đã đầu tư tới hơn 4 tỷ USD. Ngày lễ Singles Day năm nay Alibaba đã đạt doanh thu lên tới 17,7 tỷ USD nên chắc chắn tốc độ đầu tư của hãng sẽ không giảm trong năm 2017.
Theo Tech In Asia
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android