Những triệu phú cao tuổi ở Nhật Bản tiêu tiền như thế nào?

    Neo,  

    Chủ tịch hãng đường sắt lớn nhất Kyushu đang gặp một vấn đề lớn: Quá ít người đi tàu của ông.

    Dân số đang già đi và vì những người đã nghỉ hưu không cần bắt tàu để đi làm nên hãng tàu này cần làm cho mọi người muốn thứ gì đó mà họ không quá cần thiết. Và giải pháp chính là tạo ra những chuyến tàu siêu sang.

    Mô hình kinh doanh này của hãng tàu ở Kyushu đã thành công tới nỗi khiến hai công ty đường sắt lớn nhất Nhật Bản phải sao chép. Hồi tháng Năm, hãng East Japan Railway Co. đã trình làng phiên bản của họ, một con tàu 10 toa lộng lẫy có thể chứa 34 hành khách.

     Toa nhà hàng trên tàu siêu sang Twilight Express Mizukaze ở Osaka

    Toa nhà hàng trên tàu siêu sang "Twilight Express Mizukaze" ở Osaka

    Như một phiên bản hiện đại của Orient Express, con tàu này có trần và tường trông giống như tổ ong bằng thủy tinh, có sự phục vụ của nghệ sĩ piano và đầu bếp cũng như thực đơn theo chuẩn Michelin. Mặc dù có giá tới 8.400 USD cho một chuyến đi 3 đêm nhưng nó đã được đặt kín chỗ từ tháng Ba.

    Sau bảy lần suy thoái trong hai thập kỷ, người ta quên rằng Nhật Bản vẫn rất giàu có. Đất nước này chỉ thua Mỹ về số lượng triệu phú và theo Bain & Company, chỉ duy nhất thị trường hạng sang của Nhật tăng trưởng trong năm ngoái. Các thương hiệu sang trọng mang tính biểu tượng của châu Âu như Hermes và Rolex vẫn là sự lựa chọn tại đây và hiện tại những người Nhật về hưu đang chi rất nhiều tiền cho những chuyến du lịch hạng nhất.

     Còn đây là quầy bar của tàu Twilight Express Mizukaze, hàng JR Kyushu

    Còn đây là quầy bar của tàu "Twilight Express Mizukaze", hàng JR Kyushu

    "Nhật Bản là một thị trường tuyệt vời cho những dịch vụ, sản phẩm sang trọng", Greg Schulze, giám đóc của đại lý du lịch trực tuyến Expedia Inc. chia sẻ. "Và thị trường du lịch vừa mới nắm được xu hướng này".

    Những người như Fujio Umemoto, một người đàn ông 67 tuổi cùng bạn bè sở hữu một chiếc du thuyền, chính là đối tượng chính cho dịch vụ du lịch cao cấp. Sau nhiều thập niên tiết kiệm cùng với khoản tiền nhận được sau khi nghỉ hưu giờ đây Umemoto có rất nhiều thời gian và cả tiền bạc dành cho việc du lịch. Umemoto không chia sẻ khoản tiền ông nhận được sau khi nghỉ hưu nhưng theo thống kê năm ngoái, trung bình một lao động Nhật gắn bó với một công ty suốt cuộc đời sẽ được thưởng thêm khoảng 210.000 USD khi nghỉ việc.

     Ông Fujio Umemoto

    Ông Fujio Umemoto

    "Tôi đã trả hết các khoản thế chấp, đã hoàn thành việc nuôi con nên giờ đây tôi chỉ tập trung vào giải trí", Umemoto nói. "Tôi không cần thêm bất cứ thứ gì khác. Tôi muốn dành tiền cho những kỷ niệm và trải nghiệm".

    Nền kinh tế Nhật Bản không sản sinh ra nhiều cá nhân siêu giào, chỉ có 6 người Nhật lọt vào danh sách 500 người giàu nhất thế giới so với con số 164 của Mỹ. Tuy nhiên, đất nước này tạo ra hàng triệu triệu phú USD. Thực tế, số người Nhật có tài sản từ 1 triệu USD lên tới tới 2,7 triệu người, cao hơn tổng số triệu phú của Đức và Trung Quốc cộng lại.

    Ở quốc gia mà dân số đang thu hẹp, chẳng có gì lạ khi số người già có khối tàn sản lớn trong tay đang ngày càng tăng.

    "Cách xã hội Nhật Bản được tạo lên khiến nó sản sinh ra những người giàu có", Hiroyuki Miyamoto, một chuyên gia tư vấn của Học viện Nghiên cứu Nomura, Tokyo, chia sẻ.

    Chắc chắn rằng khoảng cách giữa người giàu và người nghèo tại Nhật đang ngày càng rộng và nhiều người Nhật đang ngày càng làm việc ít hơn. Theo Cục Thuế Nhật Bản, lương và các khoản trợ cấp đã giảm trung bình khoảng 10% từ năm 1997 tới nay. Đây là biểu hiện cho thấy tình trạng tê liệt của nền kinh tế và cũng lã lý do khiến hầu hết thị trường tiêu dùng đã chuyển sang các nhà phân phố như nhà bán lẻ đồ nội thất Nitori Holding Co. và Uniqlo của Fast Retailing Co..

     Số người có tài sản trên 1 triệu USD (đơn vị: triệu người). Khoảng 2% dân số Nhật Bản là triệu phú USD

    Số người có tài sản trên 1 triệu USD (đơn vị: triệu người). Khoảng 2% dân số Nhật Bản là triệu phú USD

    Tuy nhiên, ngành kinh doanh dịch vụ sang trọng, một phần của bức tranh vĩ mô, không hề bị ảnh hưởng. Expedia tiết lộ rằng lượng đặt vé hạng sang của người Nhật đã tăng gấp đôi so với lượng vé phổ thông năm ngoái. JTB Corp, đại lý du lịch lớn nhất đất nước mặt trời mọc, cho biết số khách hàng lên kế hoạch cho kỳ nghỉ sang chảnh qua Royal Road Ginza đã tăng 10% kể từ năm 2003, năm đầu tiên hoạt động tới nay.

    Theo số liệu của Bộ Giao thông Vận tải Nhật, có lẽ không nơi nào người cao tuổi quan tâm tới việc du lịch bằng du thuyền như Nhật Bản. Năm ngoái, lượng hành khách cao tuổi đi du thuyền tại Nhật tăng 12%, đạt mức 248.000 người. Công ty du thuyền Nippon Yusen K.K chia sẻ rằng chuyến đi sang trọng nhất của họ, du lịch vòng quanh thế giới trong ba tháng rưỡi, gần như bán hết vé trong ngày đầu tiên dù giá vé đắt nhất lên tới 230.000 USD.

    Nhu cầu của các triệu phú Nhật thu hút các đối thủ nước ngoài tham gia vào thị trường dịch vụ sang trọng. Từ tháng Tư năm sau, hãng tàu du lịch Princess Cruises sẽ cung cấp các chuyến du lịch quanh năm từ các cảng của Nhật. Genting Hong Kong, một nhà khai thác khác, cũng đã cử chiếc tàu du lịch lớn nhất của họ tới Nhật trong tháng này. MSC Cruises của Ý cũng sẽ đưa tàu du lịch đầu tiên của họ tới Nhật vào năm tới và xem xét vận hành tới 4 tàu tại đây vào năm 2019.

     Một phòng điển hình tại khách sạn của Hoshino Resort Co.

    Một phòng điển hình tại khách sạn của Hoshino Resort Co.

    Hoshino Resort Co., đã xây dựng sáu khu nghỉ dưỡng sang trọng từ năm 2005 tới nay, vừa khai trương một khách sạn suối nước nóng theo phong cách Nhật Bản ngay giữa trung tâm tài chính của Tokyo. Đây là một ốc đảo đúng theo nghĩa đen nằm giữa các tháp văn phòng xunh quanh. Và vì không có nguồn suối nước nóng nào ở gần nên khách sạn này phải khoan gần 2 km vào lòng đất để lấy nước nóng.

    Khách sạn 18 tầng này được trang trí bằng kim loại chế tác tinh xảo trông giống như họa tiết trên váy kimono, cung cấp 84 phòng với chiếu tatami và đệm theo phong cách phương tây.

    Hầu hết mọi người đều không nghĩ rằng xe buýt có thể trở thành một lựa chọn du lịch sang chảnh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Nhật Bản lại nghĩ khác và đang triển khai dịch vụ du lịch cao cấp bằng xe buýt. Các đây vài năm, hãng khai thác các cửa hàng bách hóa Isetan Mitsukoshi Holdings Ltd. đã bắt đầu những tour du lịch ngắm cảnh sang trọng bằng xe buýt hạng sang với thiết kế đặc biệt, cung cấp trải nghiệm như trên một chuyến bay hạng nhất. Xe buýt chỉ có 10 hành khách trong không gian thường dành cho 40 người hoặc nhiều hơn.

     Chỉ có 10 chỗ ngồi trên chiếc xe buýt sang trọng do Isetan Mitsukoshi Holdings Ltd. cung cấp

    Chỉ có 10 chỗ ngồi trên chiếc xe buýt sang trọng do Isetan Mitsukoshi Holdings Ltd. cung cấp

    JTB cũng mau chóng triển khai phiên bản xe buýt sang chảnh của họ trong tháng Tư. Một vé cho chuyến đi sang nhất, kéo dài 12 ngày qua rừng và những ngọn núi phía đông Nhật Bản, tiêu tốn tới 13.000 USD.

    Hãng đường sắt JR Kyushu, công ty tiên phong trong việc phát triển dịch vụ đường sắt sang trọng, đã thử nghiệm trong nhiều năm với nhiều loại tàu. Họ thêm những đồ trang trí như quầy bar, ghế sofa và buồng ngắm cảnh bằng gỗ từ đàn... để thu hút những hành khách thích mơ mộng. Cuối cùng năm 2013, họ đã tìm ra công thức kỳ diệu với chiếc tàu siêu cao cấp Seven Stars.

    "Chúng tôi rất tự hào về tất cả những chuyến tàu du lịch của mình", chủ tịch Koji Karaike của JR Kyushu chia sẻ. "Chúng tôi đã tạo ra một điều mà không hãng đường sắt nào của Nhật Bản có".

    Rồi tất cả các hãng đường sắt Nhật Bản sẽ đuổi kịp những gì mà JR Kyushu có, điều ấy sẽ xảy ra sớm thôi.

    Theo Bloomberg

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ