Những bí kíp nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn có thể sống thọ như người Nhật Bản.
Chắc rằng trong chúng ta ai cũng mong muốn mình được trường sinh, mãi ở bên người thân, bạn bè để tận hưởng nhiều hơn niềm vui trong cuộc sống.
Nhưng có một sự thật rằng, không ai trong chúng ta có thể đi ngược lại quy luật "sinh, lão, bệnh, tử" của tạo hóa. Chúng ta rồi đều cũng sẽ phải chết.
Thế nhưng nếu thực hiện theo những bí kíp dưới đây, ít nhất bạn có thể sống lâu và hạnh phúc hơn.
1. Đánh răng thường xuyên
Ai cũng biết đánh răng là cách tốt nhất để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, hãy thử nhớ lại tuổi thơ của mình: có bao nhiêu người trong chúng ta đã từng ghét cay ghét đắng việc đánh răng và chỉ muốn ăn kẹo trước khi đi ngủ?
Theo các chuyên gia, chính việc lười chăm sóc sức khỏe răng miệng là nguyên nhân phổ biến nhất làm giảm tuổi thọ của con người.
Một nghiên cứu ở Mỹ chứng minh rằng, hơn một nửa người trưởng thành tại quốc gia này gặp vấn đề với răng nướu. Nghiêm trọng hơn, sức khỏe răng miệng có liên quan mật thiết tới nguy cơ mắc bệnh tim, viêm nhiễm và lượng cholesterol trong máu.
Cụ thể, sức khỏe răng miệng phản ánh chế độ ăn uống của mỗi người. Răng nướu nếu có vấn đề chứng tỏ rằng bạn thường xuyên ăn các thực phẩm có hại cho cơ thể.
Các chuyên gia người Mỹ đã tiến hành một kiểm tra đầu năm 2014. Họ cấy vi khuẩn gây bệnh răng miệng lên chuột thí nghiệm rồi theo dõi chúng.
Không lâu sau, những con chuột sâu răng bắt đầu cho thấy sự lây lan của vi khuẩn, nguy cơ bệnh tim cũng lớn hơn so với trước thí nghiệm. Điều này chứng minh, nếu muốn sống lâu hơn, tốt nhất hãy thường xuyên chăm sóc và bảo vệ hàm răng của bản thân.
2. Được sinh ra vào mùa thu
Ngày tháng năm sinh của một người thường không do chính người ấy quyết định. Vì vậy nếu được chào đời vào mùa thu, hãy cảm thấy may mắn bởi bạn có nhiều khả năng sống lâu hơn những người khác.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi ĐH Chicago đã chứng minh rằng, những người sống tới 100 tuổi có tỉ lệ sinh ra trong tháng 9 hoặc tháng 10 rất cao.
Một nghiên cứu khác được tiến hành ở châu Âu cũng có kết quả tương tự. Theo các chuyên gia Đan Mạch, tuổi thọ của những người được sinh vào mùa thu cao hơn so với các mùa khác trong năm ở Bắc bán cầu.
Đây không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên mà hoàn toàn có căn cứ khoa học. Các nhà khoa học lý giải rằng, những đứa trẻ sinh vào mùa thu có nồng độ vitamin D trong cơ thể cao hơn bình thường vì mẹ chúng đã hấp thụ ánh nắng Mặt trời trong suốt thời gian trước đó.
Trong khi với trẻ sinh ra vào mùa xuân, sự thiếu hụt ánh sáng Mặt trời khiến chúng dễ mắc các chứng rối loạn ăn uống, tâm thần phân liệt, tiểu đường.
3. Có thật nhiều bạn bè
Một trong những bí kíp khác để có thể sống lâu, đó là hãy kết bạn thật nhiều. Bởi đơn giản, sự cô đơn hay cô lập xã hội sẽ khiến bạn sớm kết thúc cuộc sống này.
Theo nghiên cứu về người cao tuổi ở Anh năm 2013, cảm giác đơn độc làm tăng khả năng qua đời sớm của một người tới 26% so với những người cùng lứa tuổi nhưng có nhiều bạn bè.
Kết quả này cũng được nhìn nhận dưới góc độ sinh học. Cụ thể, các chuyên gia chứng minh rằng, sự tiếp xúc vật lý giữa những người bạn giúp giảm sự căng thẳng cũng như nguy cơ viêm nhiễm ở chúng ta.
Đồng thời, khi bị cô lập xã hội, con người có xu hướng dễ mắc các bệnh béo phì, tiểu đường… nên rất dễ qua đời sớm.
4. Cố gắng không bị trầm cảm hay tự kỉ
Nếu bạn từng có suy nghĩ lánh đời hay tự kỉ một thời gian thì hãy dẹp bỏ ngay điều đó. Có một sự thật không phải ai cũng biết đó là, trầm cảm hay tự kỉ sẽ khiến bạn tổn thọ rất nhiều.
Theo các nhà tâm lý học, trầm cảm có thể làm giảm tuổi thọ con người tới 11 năm so với thông thường. Tâm trạng buồn có ảnh hưởng sâu sắc tới cơ thể, đặc biệt là sức đề kháng của hệ miễn dịch. Người trầm cảm liên tục có xu hướng tìm tới thuốc lá và rượu - 2 nhân tố làm giảm tuổi thọ của chúng ta.
Vì vậy, nếu muốn tiếp tục sống vui, sống khỏe, hãy luôn suy nghĩ tích cực và đặt niềm tin vào cuộc đời.
Theo MASK online
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?