Nở rộ dịch vụ đọc trộm tin nhắn trên mạng xã hội
Thời gian gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện dịch vụ đọc trộm các thể loại tin nhắn như Facebook, Zalo, Instagram,… với lời cam kết an toàn, bảo mật cao.
Rộn ràng như “chợ”
Chỉ cần gõ cụm từ “đọc trộm tin nhắn” trên facebook, hàng loạt các hội nhóm công khai với số lượng thành viên từ 10 nghìn đến 20 nghìn thành viên đồng loạt hiện ra. Trên các hội nhóm này, nhiều đối tượng liên tục đăng bài quảng cáo với nội dung: Đọc trộm tin nhắn, checkpass facebook đối phương không bị phát hiện; hack facebook đối thủ cạnh tranh, người bạn ghét, lấy lại các tài khoản bị khoá, hack,…
Để người có nhu cầu dễ dàng tìm đến dịch vụ này, các tài khoản nhận đọc trộm tin nhắn sẵn sàng công khai thêm “đường dây nóng” kèm theo lưu ý: “Mọi công việc hãy nhắn tin qua Zalo cho mình để được trả lời nhanh nhất, không trả lời qua tin nhắn Facebook”.
Khi được có nhu cầu đọc tin nhắn trên mạng xã hội, những kẻ quảng cáo dịch vụ sẽ yêu cầu 'khách' trao đổi qua ứng dụng Zalo.
Theo đó, chỉ cần gửi link facebook của đối tượng muốn đọc trộm tin nhắn, người này sẽ “báo giá” tuỳ theo độ khó của tài khoản đó. Người này cũng không quên giới thiệu: “Phương thức đọc trộm tin nhắn thông qua phần mềm, ngắt hết cảnh báo khi đăng nhập nên đảm bảo an toàn, không bị phát hiện. Với những tài khoản có tick xanh của Facebook sẽ khó hack hơn và cần nhiều tiền hơn…”.
Mức giá trung bình để có thể đọc trộm tin nhắn với những tài khoản Facebook thông thường dao động từ 700.000 đồng - 1 triệu đồng với cam kết có thể truy cập được trực tiếp tất cả tin nhắn của đối phương. Đối với các tài khoản Zalo, Instagram, mức giá sẽ cao hơn. Theo đó, dịch vụ độc trộm tin nhắn trên Zalo sẽ là 800.000 đồng, còn Instagram là 1.500.000 đồng/tài khoản.
Cũng theo đối tượng này, thời gian để có thể thực hiện việc hack nick đối phương diễn ra rất nhanh chóng, chỉ cần chờ từ 30-60 phút sau khi thanh toán tiền cọc. Theo đó, người có nhu cầu đọc trộm tin nhắn phải chuyển khoản trước cho đối tượng số tiền từ 40-50%. Sau khi hack nick thành công và có thể đọc được tin nhắn sẽ thanh toán nốt số tiền còn lại.
Nguy cơ lừa đảo
Bên cạnh đó, để tăng độ uy tín, các đối tượng này cũng sẵn sàng “bảo hành” với thời gian lên đến 2 tháng. Theo đó, sau khi đã hack nick thành công và có thể đọc được tin nhắn đối phương, nếu có sự cố hay bất cứ vấn đề nào liên quan đến bảo mật, người sử dụng dịch vụ này có thể liên hệ với đối tượng và được fix lỗi miễn phí.
Đáng nói, mặc dù trên quảng cáo, các tài khoản này thường thu hút “khách hàng” với nội dung: “Không thu cọc phí”; “Làm xong mới thu phí”, tuy nhiên, trong tất cả các trường hợp khi phóng viên liên hệ đều nhận được yêu cầu chuyển cọc trước số tiền 40-50% với lý do lấy tiền chạy công cụ kỹ thuật.
Thậm chí, để được sử dụng dịch vụ này, một số trường hợp còn yêu cầu người muốn đọc trộm tin nhắn phải thanh toán trước toàn bộ chi phí mới thực hiện. Các đối tượng sẵn sàng cung cấp ngay số tài khoản để người có nhu cầu chuyển phí.
Trong khi các giao dịch này đều dựa trên lòng tin với các đối tượng không hề quen biết. Nguy cơ bị mất tiền cọc rất cao, các đối tượng có thể “bốc hơi” bất cứ lúc nào.
Đầu tháng 3/2023, chị Đ.Q.A (26 tuổi, Cầu Giấy, HN) có nghi chờ chồng ngoại tình. Tò mò tìm kiếm dịch vụ đọc trộm tin nhắn qua facebook, chị được một tài khoản giới thiệu có thể hack nick facebook của chồng và truy cập vào toàn bộ lịch sử trò chuyện trên Messenger với phí dịch vụ 1 triệu đồng và thời gian chờ từ 2-3 tiếng.
Tuy nhiên ngay sau khi chuyển cọc số tiền 400.000 đồng và hơn 3 tiếng đồng hồ, chị Q.A không nhận được bất cứ thông tin phản hồi nào từ đối phương. Chỉ đến khi nhắn tin Zalo và gọi điện thoại, chị mới biết mình đã bị lừa số tiền đặt cọc.
Bên cạnh nguy cơ bị lừa đảo số tiền đặt cọc, người sử dụng dịch vụ này cũng có thể gặp phải những rủi ro về mặt pháp lí và an toàn thông tin cá nhân khác.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời