(NLĐO) - Hai nhà khoa học người Mỹ Katalin Karikó và Drew Weissman đã được xướng tên trong lễ công bố giải Nobel Y sinh 2023 nhờ những khám phá quan trọng trong việc phát triển vắc-xin mRNA chống lại COVID-19.
Kết quả vừa được công bố chiều 2-10 bởi Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska (TP Stockholm - Thụy Điển), mở màn cho mùa giải Nobel năm 2023.
Theo Hội đồng Nobel, hai nhà khoa học Katalin Karikó và Drew Weissma đã có những khám phá có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển vắc-xin mRNA hiệu quả chống lại COVID-19 ngay từ năm 2020.
Những phát hiện mang tính đột phá này đã thay đổi căn bản hiểu biết của chúng ta về cách mRNA tương tác với hệ thống miễn dịch, góp phần vào tốc độ phát triển vắc-xin chưa từng có trong thời điểm xảy ra một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe con người trong thời hiện đại.
Nobel Y sinh 2023 vinh danh hai nhà nghiên cứu vắc-xin COVID-19 mRNA
Bà Katalin Karikó là một giáo sư, tiến sĩ trong lĩnh vực hóa sinh và sinh học phân tử, trong khi ông Drew Weissma là một bác sĩ, nhà nghiên cứu y học nổi tiếng.
Sau Nobel Y sinh, các giải Nobel Vật lý, Hóa học, Văn học, Hòa bình và Kinh tế lần lượt được công bố từ ngày 3 đến 9-10.
Mỗi giải thưởng sẽ trị giá 11 triệu SEK (krona Thụy Điển, tương đương hơn 986.000 USD), dự kiến được trao cùng bằng chứng nhận và huy chương vào ngày 10-12, là ngày mất của nhà sáng lập Alfred Nobel.
Lễ trao giải Nobel Y sinh, Vật lý, Hóa học, Văn học, Kinh tế sẽ được trao tại thủ đô Stockholm của Thụy Điển; riêng giải Nobel Hòa bình trao tại thủ đô Oslo của Na Uy.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI