Nọc độc bọ cạp là vô cùng khủng khiếp, nhưng với "Đại ca" chuột này, đấy chỉ là thuốc giảm đau

    Ntt13789,  

    Không chỉ bọ cạp, nó còn săn tìm nhiều loài động vật có nọc độc khác.

    Bọ cạp Arizona là một trong những loài bò cạp độc nhất ở Bắc Mỹ. Vết chích của nó gây ra cơn đau khủng khiếp thậm chí dẫn đến tử vong, ngay cả những loài săn mồi cũng sẽ bị tê liệt và tìm cách tránh xa khi gặp phải cái đuôi của loài bò cạp này. Những người không may bị loài bọ cạp Arizona đốt sẽ trải qua một cảm giác như bị thiêu đốt ngay lập tức tại vùng tổn thương, tiếp theo đó là những cơn đau kéo dài trong nhiều giờ.

    Nhưng có một loài chuột, tên khoa học là Onychomys lại hoàn toàn miễn nhiễm với nọc độc của bọ cạp Arizona. Trên thực tế, loài chuột này còn tích cực săn tìm con mồi là bọ cạp và một số sinh vật có nọc độc khác.

    Onychomys là một loài động vật có vú trong họ Cricetidae, bộ Gặm nhấm. Loài này được mô tả vào năm 1874. Chúng được tìm thấy ở Mexico và ở Arizona, California, Nevada, New Mexico, Utah và tại Hoa Kỳ.

    Như đoạn phim được ghi lại bên dưới cho thấy, loài chuột Onychomys đối phó với nọc độc bọ cạp bằng cách liếm bàn chân của nó trong một đến hai giây, trước khi tiếp tục tấn công, sau đó giết chết và ăn thịt con bọ cạp, bắt đầu với phần đuôi có chứa búi nọc độc. Các nhà nghiên cứu hiện nay đã giải thích được chính xác tại sao chúng lại làm vậy: một nghịch lý đang diễn ra ở đây, đó chất độc bọ cạp lại có tác dụng giảm đau đối với loài chuột Onychomys.

    Chuột Onychomys vs bọ cạp Arizona

    Bí mật của loài gặm nhấm này nằm ở hai protein, đó là natri Nav1.7 và Nav1.8, những chất vốn được tìm thấy trong các tế bào thụ cảm đau. Những tế bào này còn dẫn truyền rất nhiều loại protein khác nhạy cảm với hóa chất gây hại, áp lực cơ học lớn và nhiệt độ bất thường.

    Những protein cảm nhận này sẽ chuyển tín hiệu đến Nav1.7 và Nav1.8, tại đây chúng phản ứng và thay đổi cấu trúc và được truyền đến các tế bào. Các tế bào thụ cảm đau sẽ tạo các xung thần kinh, truyền dọc theo các sợi vào tủy sống. Từ đó, các tín hiệu được chuyển đến các tế bào thần kinh cảm giác và não bộ, nơi các tín hiệu được hiểu là đau đớn.

    Ở loài chuột Onychomys, nọc độc bò cạp khi đi vào cơ thể chuột phản ứng với protein Nav1.8, ngăn không cho những tín hiệu đau đớn truyền đến não.

    Khả năng cảm nhận đau đớn là rất quan trọng để sinh tồn, nó giúp cảnh báo tình trạng trấn thương có thể đe dọa tính mạng. Vì vậy mà những động vật có nọc độc phát triển các loại độc tố thần kinh nhằm kích thích các thụ cảm đau để phục vụ mục đích săn mồi hoặc tự vệ. Nhưng có lẽ, loài chuột Onychomys này đã tiến hóa khả năng kháng nọc độc, cho phép chúng sống được ở những khu vực khắc nghiệt bằng việc săn các loài động vật có nọc độc.

    Không chỉ ăn thịt bọ cạp, chuột Onychomys còn săn tìm nhiều loại động vật có nọc độc khác

    Tham khảo Theguardian

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ