Nọc độc rắn tưởng chừng chết người nhưng lại được chế tạo thành thuốc điều trị bệnh tim mạch, không có tác dụng phụ
Một phát kiến đột phá trong lĩnh vực y khoa liên quan tới ứng dụng hiệu quả của nọc độc rắn trong tương lai.
Nọc độc rắn được chứng minh có thể thay thế thuốc điều trị giảm đau aspirin. Cụ thể, theo như một nghiên cứu mới đây, ứng dụng một protein tìm thấy ở trong nọc của loài rắn sống ở vùng Đông Nam Á có thể giúp co giảm lưu lượng mạch máu của người dùng mà không gây ra tác dụng phụ.
Khi thử áp dụng cho chuột thí nghiệm, protein này đã làm chậm lại tốc độ nghẽn cục lưu chuyển của máu, do đó không tạo nên hiện tượng chảy máu nhiều mất kiểm soát - vốn là một tác dụng phụ phổ biến của nhiều phương pháp điều trị hiện nay.
Cách thức này còn được biết đến như một liệu pháp chống tiểu huyết cầu trong máu, sẽ ngăn chặn các tế bào máu khỏi việc gắn kết và đóng cục nhanh - thường được dùng trong điều trị các bệnh về tim. Dù vậy, vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu và kết luận chắc chắn hơn nữa trước khi có thể đem lên sử dụng chính thức cho bệnh nhân con người.
Quá trình nghiên cứu
Các nhà khoa học đến từ Đại học Quốc gia Đài Loan đã thiết kế và sáng chế nên một loại thuốc có thể tương tác với các cơ quan thụ cảm trên bề mặt tế bào làm gắn kết máu. Nọc độc của loài rắn Tropidolaemus waglerix có chứa 1 protein, với tên gọi trowaglerix, sẽ bám chặt lấy các cảm quan đó, gọi là GPVI, để chặn chức năng gắn kết và đóng cục tế bào máu với nhau. Protein này đã được hòa vào máu và truyền vào chuột thí nghiệm.
Khám phá cốt lõi
Kết quả sau đó đã cho thấy những con chuột đối tượng được chọn đã có tốc độ và tỷ lệ kết đặc, đóng cục máu chậm hơn số còn lại không được áp dụng protein đó, và cũng không bị chảy máu lâu như so với những gì thường thấy. Những chi tiết cụ thể đã được đăng tải ở tập báo Arteriosclerosis, Thrombosis và Vascular Biology.
Tác dụng phụ không đáng kể
Những loại thuốc có chức năng chống kết đặc máu ở thời điểm hiện tại thường được phát triển từ một loại protein khác dựa trên một thành phần khác của nọc rắn. Chúng thường có tác dụng phụ là gây chảy máu, do vậy, khắc phục được điểm yếu này là có thể tạo nên một bước đột phá trong việc sáng chế ra loại thuốc mới an toàn hơn nhiều cho sức khỏe người bệnh và cả hiệu quả điều trị.
Tham khảo: Dailymail
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android