Nội bộ Meta hỗn loạn vì 1 quyết định của Mark Zuckerberg, Facebook sắp bước vào kỷ nguyên đáng sợ?
Chính sách mới đang tạo ra một làn sóng phẫn nộ trong nội bộ Meta.
- Meta bị dân mạng chỉ trích nặng nề vì bot AI mô phỏng người nổi tiếng: Tương lai công nghệ hay thảm họa PR?
- Meta "gây bão": Lỗi cập nhật phần mềm biến hàng loạt kính Quest thành "cục gạch"!
- Giám đốc Meta: Facebook và Instagram sẽ sớm có thêm "tài khoản AI" để làm bạn với người dùng
- Kế hoạch tỷ USD của Meta cho AI: Tạo ra hàng triệu "người dùng ảo" xâm chiếm Facebook và Instagram, dù hậu quả vô cùng khó lường
- Nước mắt nhân viên Meta: Phải làm 1 vị trí gây tổn hại tinh thần nghiêm trọng, chịu giám sát từng phút
Công ty mẹ của Facebook, Instagram, Threads đang đối mặt một làn sóng chỉ trích gay gắt từ chính đội ngũ nhân viên của mình, sau khi CEO Mark Zuckerberg thông báo thay đổi chính sách kiểm duyệt nội dung. Meta chính thức quay trở lại với phương châm quyền tự do ngôn luận.
Quyết định dừng siết chặt kiểm soát nội dung là bước đi mới nhất trong quá trình chuyển đổi của ông Zuckerberg. Trong những năm gần đây, vị giám đốc điều hành, hiện 40 tuổi, đã từ bỏ cách tiếp cận vốn có với các vấn đề trên nền tảng xã hội của mình. Chán ngấy với những sự chỉ trích không ngừng nghỉ, ông thừa nhận bản thân muốn quay về lúc ban đầu, thời hoạt động kiểm duyệt nội dung nhẹ nhàng hơn.
Tuy nhiên, chính sách mới lại cho phép người dùng đăng tải các nội dung tiêu cực về cộng đồng LGBTQ+, bao gồm việc họ là những người “mắc bệnh tâm thần”.
Theo 404 Media, thông báo này được đưa ra vào ngày 6/1 vừa qua và đã tạo ra một làn sóng phẫn nộ trong nội bộ Meta. Trên nền tảng Workplace của công ty, một bài viết có hàng trăm bình luận và hơn 1.000 lượt tương tác đặt nghi vấn:
“Chính sách này được thay đổi như thế nào, khi nó không phản ánh bất kỳ đồng thuận khoa học chính thống nào? Ai là người tham vấn thay đổi này và nó có phù hợp với giá trị của công ty không?”.
Quan điểm cho rằng LGBTQ+ là dấu hiệu của bệnh tâm thần vốn đã bị bác bỏ bởi cộng đồng khoa học. Trong lịch sử, những quan điểm sai lệch như vậy đã được sử dụng để kỳ thị và phân biệt đối xử với cộng đồng này.
Một người khác bày tỏ: “Tôi đã phải đọc đi đọc lại ngôn ngữ trong chính sách nhiều lần để tin rằng điều mình thấy là thật. Đây là một lời tuyên bố rằng chúng ta cho phép công kích người khác dựa trên khuynh hướng tình dục hoặc nhận dạng giới của họ. Không hiểu sao Meta lại nghĩ rằng điều này là chấp nhận được”.
Đáp lại, một thành viên trong đội ngũ chính sách của Meta cho biết: “Giá trị cốt lõi của chúng ta không thay đổi. Chính sách mới sẽ giảm bớt việc áp dụng quá mức các quy tắc trước đây”.
Tuy nhiên, phản hồi này không thể xoa dịu nhiều nhân viên. Một người cho biết: “Meta lúc này đã hoàn toàn hỗn loạn. Gần như toàn bộ bình luận đều phản đối chính sách mới, trừ một lãnh đạo lặp lại các quan điểm của Zuckerberg”.
Sốc, hoài nghi, xấu hổ, nhục nhã là cảm xúc bao trùm lúc này. Nhiều nhân viên và đồng nghiệp trong cộng đồng LGBTQ+ cảm thấy bị tổn thương sâu sắc.
“Tâm lý của nhân viên LGBTQ+ đang ở mức thấp nhất từ trước đến nay. Một số đã xin nghỉ việc”, một người nói.
Người khác thì cho rằng “thực sự đáng buồn” sau khi Meta chọn hướng đi đơn giản, tự “miễn trừ khỏi nhiệm vụ cố gắng tạo ra một nền tảng an toàn và được tôn trọng”. Đa số đều sợ công ty “đang bước vào vùng đất nguy hiểm bằng cách mở đường cho sự lan truyền thông tin sai lệch nhiều hơn”.
Về phía Mark Zuckerberg, ông thừa nhận cảm thấy thoải mái với hướng đi mới của công ty. Vị CEO coi những bước đi gần đây là màn ‘comeback’ ngoạn mục với phương châm ban đầu, với việc Meta hạn chế việc giám sát nội dung.
“Những người kiểm tra thông tin có thiên kiến chính trị quá mức đã phá hủy lòng tin hơn là tạo dựng”, ông Zuckerberg phát biểu trong một video hôm thứ Ba.
Những người quen thuộc với Mark Zuckerberg trong nhiều thập kỷ mô tả vị CEO này là một người theo chủ nghĩa tự do bẩm sinh, yêu thích thích đọc những cuốn sách ca ngợi quyền tự do ngôn luận và hệ thống thị trường tự do. Chỉ đến khi các cuộc khủng hoảng chính trị nổ ra, Zuckerberg mới buộc phải hành động.
“Tôi ở đây hôm nay vì tôi tin rằng chúng ta phải tiếp tục đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận”, Mark Zuckerberg từng nói. “Tôi nghĩ rằng tính toán sai lầm về mặt chính trị là một sai lầm kéo dài 20 năm. Chúng ta sẽ vượt qua được thôi và trở nên mạnh mẽ”.
Được biết sau cuộc bạo loạn ngày 6/1 tại Điện Capitol, Meta quyết định hạn chế nội dung chính trị hiển thị tới người dùng và đại tu cách quảng bá các nội dung liên quan đến chính trị và sức khỏe. Nhiều cuộc khảo sát cho thấy người dùng đã quá mệt mỏi với xung đột, vậy nên CEO Mark Zuckerberg còn quyết định ưu tiên các bài đăng chứa nội dung mà người dùng cho là xứng đáng với thời gian của họ.
Cuối năm 2021, quá mệt mỏi với vô số chỉ trích cho rằng Facebook thiên vị nội dung chính trị, Zuckerberg và hội đồng quản trị tiếp tục giảm hạng các bài đăng chứa chủ đề “nhạy cảm” càng nhiều càng tốt trong nguồn cấp tin tức - một sáng kiến chưa từng có trước đây. Vào thời điểm đó, Facebook và Youtube bị cho là có hành vi thiên vị chính trị, đồng thời có động cơ thương mại để khuếch đại thù ghét và tranh cãi. Trong nhiều năm, các nhà quảng cáo và giới đầu tư đã thúc ép công ty này “tẩy trắng” vai trò “lộn xộn” của mình trong lĩnh vực chính trị, theo WSJ.
Tuy nhiên, một cách rõ ràng, kế hoạch tắt các nội dung chính trị sẽ để lại nhiều hệ lụy khó lường. Báo cáo cho thấy lượt xem đối với các “nhà xuất bản tin tức chất lượng cao” như Fox News và CNN đã giảm đi đáng kể, trong khi nội dung từ những nguồn kém tin cậy lại tăng lên. Có lẽ từ khi đó, Mark Zuckerberg đã dần cảm nhận được sai lầm của mình khi đẩy mạnh siết chặt các nội dung chính trị, song đến tận bây giờ mới dứt khoát thay đổi.
Theo: The NY Times, WSJ
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Liệt kê những điểm bất thường trong livestream chơi game của Elon Musk khiến cộng đồng đặt nghi vấn “cày thuê”
Một màn trình diễn làm danh tiếng "game thủ" của Elon Musk bị lung lay dữ dội.
Nguy cơ đột quỵ trong tương lai có thể được hiển thị bên trong mắt của bạn