"Nồi cơm" của lập trình viên, CTO cho đến CEO công nghệ đang bị đe dọa
AI giờ đây đã có thể tự đóng vai trò CEO, CTO và cả lập trình viên, tạo ra phần mềm trong thời gian ngắn với chi phí chỉ bằng một cốc trà sữa!
- Dự án bí mật của Mark Zuckerberg: Ủ mưu lật đổ OpenAI, trở thành thế lực mới trong ngành trí tuệ nhân tạo
- Microsoft sẽ bảo vệ khách hàng trước những vấn đề về bản quyền AI
- Bí mật về đội quân hacker được các Big Tech thuê để ‘đầu độc’ những chatbot AI đình đám như ChatGPT
- Ngành nghề "xui xẻo" nhất năm 2023: Đang ung dung kiếm hơn 50 triệu/tháng, chỉ vì AI xuất hiện mà tụt chỉ còn 6 triệu
Theo Business Insider , một nghiên cứu mới đã cho thấy các chatbot trí tuệ nhân tạo (AI) như ChatGPT của OpenAI thậm chí có thể vận hành một công ty phần mềm một cách nhanh chóng, tiết kiệm chi phí với sự can thiệp tối thiểu của con người.
Cụ thể, nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Brown (Mỹ) và nhiều trường đại học của Trung Quốc đã tiến hành một thử nghiệm để xem liệu các chatbot AI được hỗ trợ bởi phiên bản mô hình của ChatGPT 3.5 có thể hoàn thành quy trình phát triển phần mềm mà không cần đào tạo trước hay không.
Để kiểm tra, họ đã tạo ra một công ty phát triển phần mềm giả định có tên là ChatDev. Dựa trên mô hình thác nước - cách tiếp cận tuần tự để tạo ra phần mềm – hoạt động của công ty được chia thành 4 giai đoạn khác nhau, theo thứ tự thời gian: thiết kế, mã hóa, thử nghiệm và lập tài liệu.
Từ đó, các nhà nghiên cứu đã chỉ định vai trò cụ thể cho các chatbot AI bằng cách cung cấp cho mỗi chatbot “các chi tiết quan trọng” miêu tả “nhiệm vụ và vai trò được chỉ định, giao thức liên lạc cùng những thông tin cần thiết khác”.
Sau khi được giao nhiệm vụ, mỗi chatbot sẽ được phân bổ vào các giai đoạn tương ứng. Ví dụ: "CEO" và "CTO" của ChatDev làm việc trong giai đoạn "thiết kế", còn "lập trình viên" và "nhà thiết kế" làm việc trong giai đoạn "viết mã".
Ở mỗi giai đoạn, các “nhân sự” AI tương tác với nhau với sự tham gia tối thiểu của con người, từ việc quyết định sử dụng ngôn ngữ lập trình nào cho đến xác định lỗi trong đoạn mã và giám sát đầu ra cho đến khi phần mềm hoàn tất.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm trên nhiều yêu cầu về phần mềm khác nhau và áp dụng một loạt phân tích để xem ChatDev mất bao lâu để hoàn thành từng loại phần mềm và chi phí cho mỗi loại phần mềm là bao nhiêu.
Ví dụ, các nhà nghiên cứu đã giao nhiệm vụ cho ChatDev "thiết kế một trò chơi cờ ca-rô cơ bản". Trong giai đoạn thiết kế, CEO đã yêu cầu CTO “đề xuất một ngôn ngữ lập trình cụ thể” có thể “thỏa mãn nhu cầu của người dùng mới” và câu trả lời của CTO là Python. Đề xuất này đã được CEO đồng ý.
Sau khi CTO tuyên bố bắt đầu, ChatDev chuyển sang giai đoạn mã hóa, nơi CTO yêu cầu lập trình viên viết mã. Tiếp theo, lập trình viên yêu cầu nhà thiết kế tạo ra "giao diện người dùng đồ họa đẹp". Những nhân sự này liên tục đưa ra yêu cầu và hoàn thành cho đến khi sản phẩm ra đời.
ChatDev được giao tới 70 nhiệm vụ khác nhau và các nhà nghiên cứu nhận thấy công ty này có thể hoàn thành toàn bộ quy trình phát triển phần mềm "trong vòng 7 phút với chi phí dưới 1 USD (tương đương 24.000 đồng).
Nghiên cứu cho biết 86,66% hệ thống phần mềm được tạo ra bởi AI được "thực thi một cách hoàn hảo". “Kết quả thử nghiệm của chúng tôi chứng minh tính hiệu quả và tiết kiệm chi phí của quy trình phát triển phần mềm tự động do ChatDev vận hành”, các nhà nghiên cứu viết trong báo cáo.
Tất nhiên, nghiên cứu vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định nhưng kết quả cuối cùng đã làm nổi bật một trong nhiều cách mà các công nghệ AI có tính tổng hợp mạnh mẽ như ChatGPT thực hiện những chức năng công việc cụ thể do con người đảm nhiệm.
Kể từ khi ChatGPT ra mắt vào tháng 11 năm ngoái, người lao động trong nhiều ngành trên khắp thế giới đã sử dụng nó để tiết kiệm thời gian và tăng năng suất làm việc, đặc biệt là các lập trình viên.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung đã ứng dụng AI để định hình trải nghiệm giải trí thông minh trên AI TV như thế nào?
Tương tự dòng điện thoại Galaxy, Samsung AI TV thể hiện rõ khát vọng của thương hiệu điện tử Hàn Quốc trong việc “đưa AI đến với tất cả mọi người,” mở rộng ứng dụng trí tuệ nhân tạo từ di động đến TV.
Google giới thiệu Gemini 2.0: tạm biệt các chatbot AI, cùng chào đón kỷ nguyên "Tác nhân AI"