Nokia cho biết tỷ lệ lây nhiễm phần mềm độc hại của các thiết bị đã tăng 400% trong năm 2016
Android vẫn là nền tảng bị lây nhiễm mã độc nhiều nhất trong năm 2016.
Nokia đã trở lại với báo cáo "Threat Intelligence Report" 2016 – chương trình phát hiện các thiết bị nhiễm mã độc và các lỗ hổng bảo mật được phát hiện. Báo cáo của Nokia đã vẽ ra một bức tranh khá ảm đạm – năm ngoái tỷ lệ lây nhiễm phần mềm độc hại tăng 400% và có đến 85% điện thoại thông minh bị nhiễm các mã độc.
Không có gì ngạc nhiên khi điện thoại mà máy tính bảng Android dễ tổn thương trước các phần mềm độc hại hơn vì đây là hệ điều hành phổ biến nhất trên thế giới. Hệ sinh thái của Google luôn là mục tiêu được các tin tặc chăm sóc kỹ lưỡng nhất.
Có một tin mừng là sự lây nhiễm phần mềm độc hại giữa các máy tính chạy Windows đã giảm. Nguyên nhân là có một sự chuyển dời quy mô từ máy tính sang điện thoại di động.
Điều đáng lo ngại là sự an toàn của các thiết bị Internet of Things (IoT) đang phát triển rầm rộ trong thời gian gần đây. Các thiết bị này đang phải đối mặt với các cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) nhằm mục đích làm giảm khả năng kết nối với mạng và các tính năng của chúng. Nokia cũng đưa ra các giải pháp bảo mật dựa trên mạng để giải quyết vấn đề này.
Trong khi đó, báo cáo của Google lại cho thấy kết quả khả quan hơn nhiều.
Tham khảo: PhoneArena
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI