Theo hãng tin Bloomberg, Hội đồng Quản trị (HĐQT) của Microsoft đã phản đối ý tưởng mua lại Nokia của cựu CEO Steve Ballmer, và chắc chắn nếu Bill Gates đã đứng về phe của Ballmer thì vị CEO này đã không về hưu sớm đến như vậy.
Bloomberg khẳng định rằng ban đầu, HĐQT của Microsoft đã hoàn toàn phản đối ý tưởng mua lại Nokia. Trong khi CEO Steve Ballmer đồng ý với kế hoạch này, Bill Gates và các thành viên khác đã phản đối thương vụ mua lại Nokia: "Lúc đầu HĐQT phản đối thương vụ Nokia do giá quá đắt và quá phức tạp, bởi thương vụ này không chỉ bao gồm đơn vị sản xuất điện thoại mà còn gồm cả bộ phận phát triển bản đồ mà Microsoft không cần tới", phóng viên Dina Bass khẳng định.
Sau đó, cuối cùng thì Ballmer cũng đã thực hiện thành công thương vụ này, và có lẽ việc Nokia bắt đầu phát triển Android đã khiến Microsoft buộc phải thực hiện thương vụ giá 7,2 tỷ USD nói trên. Tuy vậy, mâu thuẫn giữa Steve Ballmer và Bill Gates cùng các thành viên HĐQT khác đã lên tới đỉnh điểm sau cuộc tranh cãi này. Bloomberg thậm chí còn khẳng định Ballmer đã "gào thét" trong phòng họp vào tháng 6, khi lãnh đạo của Microsoft cùng bàn thảo về thương vụ Nokia.
Steve Ballmer và cựu CEO Stephen Elop của Nokia, người sẽ về lãnh đạo bộ phận Thiết bị của Microsoft
Sau đó, HĐQT của Microsoft đã liên tục gây sức ép mạnh mẽ, khiến Ballmer buộc phải từ nhiệm. Dĩ nhiên, nếu như Bill Gates vẫn còn ủng hộ Ballmer, vị CEO "to lớn, hói và to mồm" (theo tự thuật của chính Steve Ballmer) này sẽ không chịu im lặng ra đi. Song, giọt nước Nokia đã làm tràn ly, và Bill Gates cuối cùng cũng đã chấp nhận rằng Microsoft cần phải thay đổi.
Theo Bloomberg, CEO mới Satya Nadella lúc đầu phản đối kế hoạch này, nhưng sau đó cũng đã chấp thuận theo thương vụ 7,2 tỷ đô với Nokia. Trong thời gian sắp tới, tổ chức tài chính ValueAct sẽ cử Mason Morfit vào ngồi ghế HĐQT tại Microsoft, và chắc chắn mâu thuẫn về mảng phần cứng trong nội bộ lãnh đạo của Microsoft sẽ còn tiếp tục gay gắt. ValueAct muốn Microsoft tập trung vào phần mềm và dịch vụ doanh nghiệp, thay vì tiếp tục kế hoạch tập trung vào sản xuất Surface, Xbox và Windows Phone.
Gần đây, Nadella tuyên bố sẽ tiếp tục kế hoạch cải tổ "One Microsoft", theo đó Microsoft sẽ tập trung vào tầm nhìn "thiết bị và dịch vụ". Giống như cả Bill Gates lẫn chủ tịch mới John W. Thompson, Nadella cho rằng Microsoft cần phải nắm thị phần trên cả thị trường người tiêu dùng lẫn thị trường doanh nghiệp.
Theo Lê Hoàng/Vnreview.vn
|CNET & BGR
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android