Nữ khoa học gia sinh năm 1816 là người đầu tiên thấy được tiềm năng của máy vi tính
Phân biệt giới tính trong khoa học có thực và bà Lovelace từng là một nạn nhân của nó.
Ada Lovelace là nhà nữ toán học trong những năm 1800, những di sản của bà đến nay vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Bà nổi tiếng vì được biết đến như là “lập trình viên máy tính đầu tiên trên thế giới”, danh hiệu đó đã dẫn đến một số phê bình mang tính săm soi và độc ác và phủ nhận vai trò chính xác của Ada Lovelace trong xây dựng thuật toán được công bố dưới tên của bà. Nhưng các cuộc tranh luận đó đã bỏ qua di sản thật sự của bà: Lovelace là người đầu tiên nhận ra được tiềm năng thật sự của máy vi tính.
Lovelace được biết đến vì đã làm việc với “Động cơ Phân tích” của nhà toán học – kỹ sư Charles Babbage. Đây là một cỗ máy không bao giờ được hoàn thành nhưng được nhận định chính là tiền thân của máy tính hiện đại.
“Bước tiến vượt bậc chính là bà đã hiểu được rằng ‘Động cơ Phân tích’ có thể làm nhiều hơn việc tính toán các con số,” Suw Charman – Anderson, người sáng lập ngày Ada Lovelace, ngày vinh danh những phụ nữ có thành tựu trong khoa học và công nghệ vào ngày 13 tháng 10. “Bà hiểu rằng nếu có thể chuyển hoá những thứ như âm nhạc hay nghệ thuật theo một trật tự, thì khi đó chúng ta có thể sử dụng toán logic để lập trình 'động cơ phân tích' để tạo nên đồ hoạ hay âm nhạc. Đây là thứ mà không ai hiểu vào thời điểm đó.”
Lovelace, người có mối quan hệ công việc rất chặt chẽ với Babbage, bao gồm chương trình máy vi tính đầu tiên trong ghi chép của bà khi bà dịch lại một bản sao trong số các bài thuyết trình của Babbage. Đó là mô tả về một thuật toán để tính chuỗi số Bernoulli, sử dụng “Động cơ Phân tích”. Thông tin sẽ được đưa vào máy có sử dụng các thẻ đục lỗ, có hiệu suất tính toán cao hơn cả chiếc máy cũ của Babbage.
Nghiên cứu của Lovelace được vinh danh ở triển lãm tại Bảo tàng Khoa học London, được bảo lãnh bởi Tilly Blyth và Katherine Platt, những người đã khám phá ra câu chuyện của bà thông qua những lá thư và ghi chép của bà với sự trợ giúp của các nguyên mẫu và mô hình chiếc máy của Babbage.
“Charles Babbage đã viết rằng, chương trình cho 'Động cơ Phân tích' đã hoạt động rất hiệu quả trong một ghi chép,” Platt giải thích cho sự hợp tác. “Nhưng Ada quyết định rằng bà muốn thêm một chương trình dùng để tính chuỗi số Bernoulli trong một ghi chép của bà trong ‘Động cơ Phân tích’, đó là ý tưởng của bà.”
“Tôi nghĩ rằng, từ quan điểm triết học, ý tưởng của ‘Động cơ Phân tích’ rất tương đồng với quan điểm của Ada,” bà tiếp tục. “Suy nghĩ của bà về tiềm năng của chiếc máy là một đóng góp rất quan trọng.”
Về cơ bản, Lovelace đã hình dung về những gì mà máy vi tính có thể làm trước khi máy vi tính thực sự xuất hiện.
Đây là một trường hợp bất thường khi mà phụ nữ theo đuổi sự nghiệp khoa học và công nghệ trong thời đại Victoria, nhưng vị trí đặc quyền của Lovelace trong xã hội đã cho bà cơ hội để vượt qua các quy tắc. Cuộc đời của con gái của một nhà thơ người Anh – Lord Byron có lẽ sẽ không bao giờ là nhàm chán. Tuy nhiên, bà cũng được dẫn dắt bởi trí tuệ của mẹ mình – bà Annabella Milbanke, người đã cho bà thụ hưởng một nền giáo dục khoa học và toán học, cũng là người đã giới thiệu bà với những người đi đầu trong lĩnh vực như Babbage.
Một số bức thư của Lovelace trong cuộc triển lãm cho thấy sự tận tuỵ của bà với khoa học và toán học, chứ không đề cập đến tham vọng cá nhân. Một tiết lộ về ghi chép của bà đã ảnh hưởng đến nhà khoa học Michael Faraday, người đã từ chối lời mời của bà để làm việc cùng nhau.
Lovelace qua đời vào năm 1852 ở tuổi 36, một sự nghiệp tiềm năng nhưng đáng buồn lại không kéo dài. Năm 2016 đánh dấu kỷ niệm lần thứ 200 ngày sinh của bà, với rất nhiều sự kiện để ghi nhận đóng góp của phụ nữ đối với khoa học và công nghệ trong quá khứ và hiện tại. Charman-Anderson nói rằng, cô bắt đầu sáng kiến thành lập ngày Ada Lovelace sau khi nhận thấy sự thiếu vắng các nữ diễn giả ở các hội nghị về công nghệ.
Sự phân biệt giới tính trong nghiên cứu khoa học và công nghệ có lẽ vẫn còn đâu đây, giống như những tranh cãi về vai trò của Lovelace trong lịch sử lập trình máy vi tính. Charman – Anderson đã đưa cuộc tranh luận ra khỏi sự nhận thức sai lầm về sự cộng tác làm việc và cũng lưu ý rằng, các nhà khoa học tiên phong không nhất thiêt luôn luôn phải là nam giới.
“Nếu một nhà khoa học là nam, lần đầu tiên công bố nghiên cứu của mình. Vậy thì đúng thế, anh ta đã phát minh ra nó,”
“Còn nếu bạn là nữ, bạn công bố một nghiên cứu. Chắc chắn đã có người khác làm trước đó.”
Có thể thấy rằng, dưới vai trò của người phụ nữ đầu tiên trong lĩnh vực tin học, Ada Lovelace chiếm một vị trí quan trọng trong lịch sử. Sự đóng góp của bà, thật sự là to lớn hay không, không thể xét qua với các thông tin và các tài liệu hiện có.
Tham khảo Motherboard
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming