Nút nhỏ trên bình nóng lạnh nhưng không phải ai cũng biết, điều chỉnh phù hợp giúp tiết kiệm điện hơn, an toàn hơn

    Thu Phương, Phụ Nữ Số 

    Chiếc nút điều chỉnh nhỏ có trên hầu hết mọi chiếc bình nóng lạnh, song không phải ai cũng để ý tới nó.

    Hiện nay trong hầu hết mọi gia đình, bình nóng lạnh là vật dụng quen thuộc, được sử dụng hàng ngày. Thiết bị cung cấp nguồn nước ấm, nóng trong các công việc sinh hoạt thường ngày của con người. Khi lắp bình nóng lạnh, không chỉ khu vực vòi hoa sen mà bồn rửa mặt, bồn rửa bát hay các vòi nước khác trong nhà sẽ đều được cung cấp nguồn nước nóng khi cần thiết.

    Cách sử dụng bình nóng lạnh cũng rất đơn giản. Đó là người dùng chỉ cần bật bình khoảng 15-20 phút trước khi cần nước nóng. Lúc này, hệ thống điện sẽ làm nước nóng dần lên theo đúng nhiệt độ đã được cài sẵn, và khi đủ đúng với nhiệt độ ấy thì rơ le sẽ tự động ngắt mạch điện vào sợi đốt để có thể giữ được bình chỉ nóng ở mức nhiệt độ mà đã được nhà sản xuất cài đặt từ trước đó.

    Và khi nhiệt độ nước giảm đến mức nhất định cũng làm cho rơ le nhiệt đóng mạch để sợi đốt tiếp tục đun nước. Hoạt động này sẽ tiếp diễn và lặp đi lặp lại để có thể duy trì độ nóng của nước ở trong bình phục vụ cho nhu cầu sử dụng của người dùng.

    Nút nhỏ trên bình nóng lạnh nhưng không phải ai cũng biết, điều chỉnh phù hợp giúp tiết kiệm điện hơn, an toàn hơn - Ảnh 1.

    Bình nóng lạnh là thiết bị quen thuộc trong các gia đình (Ảnh minh họa)

    Tuy nhiên, dù sử dụng chỉ khoảng vài giờ trong ngày, nhưng bình nóng lạnh luôn được đánh giá là một trong những thiết bị tiêu thụ nhiều điện nhất. Đánh giá của Tập Đoàn điện lực Việt Nam (EVN) cho thấy, một chiếc bình nóng lạnh có dung tích 20 lít khi bật 1 giờ/ngày, có thể tiêu tốn từ 70 - 80 KWh/tháng. Con số này nhiều hơn cả 1 chiếc tủ lạnh hoạt động 24/24, hay một chiếc máy tính để bàn hoạt động 12 giờ/ngày.

    Các chuyên gia khuyên rằng, để tiết kiệm hơn khi sử dụng bình nóng lạnh, có một số cách mà người dùng có thể dễ dàng áp dụng. Một trong số đó liên quan đến một nút chức năng nhỏ trên thiết bị, song không phải ai cũng để ý và biết đến nó.

    Nút nhỏ trên bình nóng lạnh nhưng không phải ai cũng biết, điều chỉnh phù hợp giúp tiết kiệm điện hơn, an toàn hơn - Ảnh 2.

    Thống kê của EVN cho thấy bình nóng lạnh là thiết bị tiêu thụ lớn thứ 2 trong nhà (Ảnh EVN)

    Đó chính là nút điều chỉnh nhiệt độ bình nóng lạnh. Thông thường, đa số các loại bình nóng lạnh dẽ được cài ở nhiệt độ tối đa. Tức là khi tiến hành làm nóng, điện năng sẽ làm nước nóng tới nhiệt độ tối đa đó. Tham khảo các chuyên trang, có thông tin rằng bình nóng lạnh trực tiếp có mức nhiệt tối đa là 55 độ C; bình gián tiếp là 80 độ C, bình hồng ngoại là 51 độ C và bình năng lượng mặt trời là 70 độ C.

    Tuy nhiên, người dùng hoàn toàn có thể điều chỉnh mức nhiệt độ của nước nóng tùy theo nhu cầu của bản thân. Thao thác này được dễ dàng thực hiện bởi thao tác với nút vặn nhỏ trên thiết bị.

    Ví dụ như vào mùa hè, không cần thiết sử dụng nước quá nóng, người dùng vặn nút để điều chỉnh về mức nhiệt khoảng 30 - 40 độ C. Vào mùa đông thì điều chỉnh để nước nóng hơn, khoảng 60 độ C.

    Nút nhỏ trên bình nóng lạnh nhưng không phải ai cũng biết, điều chỉnh phù hợp giúp tiết kiệm điện hơn, an toàn hơn - Ảnh 3.

    Núm chỉnh nhiệt độ ở các loại bình nóng lạnh (Ảnh Meta.vn)

    Việc điều chỉnh nhiệt độ của bình nóng lạnh không chỉ giúp tiết kiệm điện năng hơn mà còn an toàn hơn với người dùng. Thông tin trên Cnet.com, các chuyên gia đánh giá, người dùng không nên sử dụng nước nóng quá 60 độ C.

    Các công việc sinh hoạt hàng ngày chỉ nên dùng nước ở khoảng 30 - 50 độ C tùy điều kiện thời tiết và nhu cầu. Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Mỹ (CPSC) khuyến nghị người dùng điều chỉnh bình nóng lạnh ở nhiệt độ không quá 120 độ F (tương đương 49 độ C) để tránh bị bỏng. Bên cạnh đó, nước ở nhiệt độ 60 độ C vẫn có thể sử dụng tuy nhiên không nên sử dụng quá thường xuyên mà chỉ nên dùng trong các trường hợp đặc biệt.

    Với những chiếc bình nóng lạnh không ghi rõ nhiệt độ, người dùng có thể tùy chỉnh ở các mức nhiệt độ thấp, trung bình và cao.

    Các cách khác để tiết kiệm điện khi dùng bình nóng lạnh

    Ngoài việc điều chỉnh nhiệt độ bình nóng lạnh, người dùng cũng có thể tham khảo thêm một số phương pháp dưới đây.

    Không nên tắm quá lâu

    Thời gian tắm quá lâu không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn khiến tiền điện tăng cao bởi quá trình làm nóng nước và giữ nước nóng của thiết bị phải lặp đi lặp lại. Chính vì vậy, cân đối, điều chỉnh thời gian tắm cũng có thể giúp người dùng tiết kiệm được phần nào tiền điện.

    Theo chuyên trang sức khỏe Healthline.com , 1 người chỉ nên tắm trung bình từ 5 - 10 phút, nếu sử dụng bồn tắm thì không nên quá 15 phút. Đây là khoảng thời gian vừa đủ để làm sạch cơ thể.

    Nút nhỏ trên bình nóng lạnh nhưng không phải ai cũng biết, điều chỉnh phù hợp giúp tiết kiệm điện hơn, an toàn hơn - Ảnh 4.

    Thời gian tắm cũng có thể ảnh hưởng tới điện năng mà bình nóng lạnh tiêu thụ (Ảnh minh họa)

    Sử dụng nước nóng đúng mục đích

    Theo các chuyên gia của Ariston, một số người có thói quen để vòi nước chảy liên tục khi đánh răng, rửa bát hoặc khi gội đầu. Để tiết kiệm nước cũng như mức năng lượng tiêu thụ, nên sử dụng nước nóng đúng lúc, không nên xả nước liên tục.

    Thường xuyên bảo trì bình nóng lạnh

    Cũng tương tự như các thiết bị điện khác, bình nóng lạnh cũng cần được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động. Các thợ sửa chữa khuyến cáo, việc để bình nóng lạnh lâu không kiểm tra có thể khiến những bộ phận quan trọng bên trong thiết bị bị ăn mòn, bị oxy hóa hay bám nhiều cặn bẩn từ nguồn nước. Từ đó sẽ làm gián đoạn hoặc làm chậm quá trình làm nóng nước, gây lãng phí điện năng.

    Chính vì vậy, người dùng nên tiến hành công việc kiểm tra, bảo dưỡng bình nóng lạnh từ 1-2 năm một lần.

    Nút nhỏ trên bình nóng lạnh nhưng không phải ai cũng biết, điều chỉnh phù hợp giúp tiết kiệm điện hơn, an toàn hơn - Ảnh 5.

    Bình nóng lạnh cũng cần vệ sinh, bảo dưỡng định kỳ (Ảnh minh họa)

    Mua bình nóng lạnh có dung tích phù hợp

    Mua bình nóng lạnh có dung tích phù hợp là một trong những tiêu chí quan trọng quyết định hoá đơn tiền điện của mỗi nhà. Khi chọn mua bình nóng lạnh, nên xem xét dung tích máy có phù hợp với diện tích phòng tắm hoặc số lượng người sử dụng hay không.

    Không phải cứ bình có dung tích lớn là tốt. Dưới đây là một số gợi ý lựa chọn bình nóng lạnh với dung tích khác nhau, tùy thuộc theo số người sử dụng:

    Bình 15 lít dùng cho gia đình có 1 - 2 người.

    Bình 20 lít dùng cho gia đình có 2 - 3 người.

    Bình 30 lít dùng cho gia đình có 3 - 4 người.

    Bình 45 lít dùng cho gia đình có 4 - 5 người.

    Nút nhỏ trên bình nóng lạnh nhưng không phải ai cũng biết, điều chỉnh phù hợp giúp tiết kiệm điện hơn, an toàn hơn - Ảnh 6.

    Tùy nhu cầu mà người dùng nên chọn bình nóng lạnh có dung tích phù hợp (Ảnh minh họa)

    Lựa chọn dựa trên công suất bình nóng lạnh

    Công suất của thiết bị phản ánh phần nào điện năng mà thiết bị sẽ tiêu thụ. Người dùng có thể nhìn vào con số này để chọn được loại phù hợp và tiết kiệm cho gia đình mình. Ví dụ với những gia đình ít người, chỉ cần dùng bình có công suất từ 1500W đến 2500W; gia đình nhiều người hơn, từ 4 người trở lên thì chọn bình có công suất từ 3000W.

    Ngoài phần công suất, người dùng cũng có thể đánh giá mức tiết kiệm điện của một chiếc bình nóng lạnh dựa trên số sao trên nhãn năng lượng. Sản phẩm được dán nhãn có càng nhiều sao trên 5 sao có nghĩa là tiết kiệm điện càng tốt.

    Sử dụng bình năng lượng mặt trời

    Sử dụng năng lượng tự nhiên như năng lượng mặt trời là một trong những xu hướng mới và được ưa chuộng hiện nay. Đặc biệt, với những gia đình có không gian trên cao thì đây là phương án tối ưu và thích hợp nhất, vừa đem lại hiệu quả làm nóng nước tốt và tiết kiệm điện năng. Tuy nhiên, theo khảo sát, giá thành của các loại bình nóng lạnh năng lượng mặt trời hiện nay có phần nhỉnh hơn so với các loại bình thông thường, vì vậy người dùng nên cân đối điều kiện của gia đình trước khi quyết định chọn mua.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ