Hãng thiết kế chip ARM, cái tên đứng sau kiến trúc vi xử lý phổ biến nhất thế giới, có lẽ sắp sửa phải “thêm một lần đò”.
Công ty đặt trụ sở tại Cambridge này từng được Softbank mua lại vào năm 2016 với giá 31 tỷ USD, và Softbank hiện được cho là đang tìm cách "tẩu tán" tài sản nhằm giảm thiểu thua lỗ sau những khoản đầu tư không mấy thành công vào WeWork và Uber.
Có thông tin cho biết Nvidia đang trong giai đoạn thương thảo tích cực để mua lại ARM, vốn có giá trị lên đến 55 tỷ USD tính đến thời điểm này. Nvidia hiện có giá trị khoảng 260 tỷ USD, vượt trên đối thủ Intel.
"Mô hình thuê nhà máy ngoài giá rẻ của Nvidia cho phép họ tập trung vào R&D, thiết kế và lập trình, do đó sẽ phù hợp một cách hoàn hảo với ARM" - theo lời Neil Campling, một nhà phân tích tại Mirabaud Securities.
Những thiết kế chip của ARM được sử dụng bởi các đối tác mua giấy phép như Samsung, Apple và Qualcomm, cũng như Nvidia, và vì vậy, có những quan ngại nổi lên rằng việc sở hữu ARM của Nvidia sẽ dẫn đến tình hình cạnh tranh không công bằng. Nvidia hiện đang sản xuất GPU, và trong bối cảnh cả ngành công nghiệp đang chuyển hướng sang chip ARM cho cả desktop lẫn máy chủ, nắm trong tay ARM có thể mang lại cho công ty ưu thế tuyệt vời để đấu Intel và AMD.
"Bạn cần kiểm soát cả lộ trình CPU và GPU, và tất nhiên nó bao gồm cả các trung tâm dữ liệu nữa" - theo nhà phân tích Hans Mosesmann của Rosenblatt Securities. "Về mặt chiến lược, Nvidia cần một CPU dễ sản xuất đại trà có thể tích hợp vào lộ trình GPU của hãng, giống như AMD và Intel vậy".
Chính vì vậy, nhiều khả năng bất kỳ thoả thuận nào với Nvidia cũng sẽ bị xem xét bới các cơ quan chức năng cũng như một làn sóng phản đối từ các cổ đông khác.
Quá trình thương thảo vẫn chưa hoàn tất, nhưng nhiều khả năng sẽ kết thúc trong vài tháng tới, dù rằng Nvidia được xem là công ty duy nhất nghiêm túc với việc mua lại ARM ở thời điểm hiện tại.
Tham khảo: MSPowerUser
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?