Ò ó o o: Vì sao gà biết trời sáng mà gáy?

    Kim,  

    Một nghiên cứu được các nhà nghiên cứu Nhật Bản thực hiện đã làm sáng tỏ sự thật đằng sau tiếng gà gáy sáng.

    Trong khi nghiên cứu nền tảng di truyền của các âm thanh bẩm sinh trên loài gà, các nhà nghiên cứu tại Đại học Nagoya đã phát hiện ra rằng gà trống không cần ánh sáng ban ngày để bắt đầu gáy.

    Chúng tôi bất ngờ, là vì chưa ai tiến hành thử nghiệm liên kết đồng hồ sinh học của gà với hành động nổi tiếng của chúng ”, Takashi Yoshimura, đồng tác giả nghiên cứu với chuyên môn sâu về đồng hồ sinh học tại Đại học Nagoya, nói với báo giới hồi năm 2013, khi nghiên cứu mới được xuất bản.

    Ò ó o o: Vì sao gà biết trời sáng mà gáy?- Ảnh 1.

    Để tiến hành thử nghiệm, ông Yoshimura và cộng sự Tsuyoshi Shimmura đã sử dụng giống gà PNP, là một dòng gà cận huyết thường được sử dụng trong các phòng thí nghiệm vì chúng có sự tương đồng về mặt di truyền. Họ cho chúng sống trong hai khung giờ khác nhau, mong muốn có thể tìm ra điểm khác biệt trong hành vi gáy.

    Ở bài thử nghiệm đầu tiên, những con gà trống sống 12 tiếng trong ánh sáng, và 12 tiếng trong điều kiện tờ mờ tối, và sống suốt 14 ngày trong những điều kiện này. Nhóm nghiên cứu quan sát được rằng cứ 2 tiếng trước khi đèn được bật sáng, gà sẽ thực hiện một loạt những tiếng gáy báo trước "bình minh".

    Đặc biệt, hành vi này tương đồng với những gì khoa học quan sát được trên loài gà rừng lông đỏ (pháp danh Gallus gallus).

    Ở bài thử thứ hai, nhóm nuôi gà trong ánh sáng tờ mờ suốt 24 giờ, trong vòng 14 ngày. Sau giai đoạn này, Yoshimura và Shimmura nhận thấy con gà bắt đầu sinh hoạt như thể một ngày dài 23,8 tiếng, và sẽ bắt đầu gáy vào thời điểm chúng cho là đã bình minh.

    Khi kích thích gà bằng ánh sáng và âm thanh, để xem liệu hành vi gáy của gà có xuất hiện do tác động từ môi trường, thì các nhà khoa học nhận thấy: gà sẽ bị kích thích nhiều hơn vào buổi sáng, hơn bất cứ buổi nào khác trong ngày. Điều này cho thấy đồng hồ sinh học của gà có mức độ ưu tiên cao hơn kích thích từ môi trường.

    Bên cạnh đó, các nhà khoa học còn nhận thấy rằng thứ bậc xã hội của một con gà trống sẽ ảnh hưởng tới thời điểm nó bắt đầu gáy sáng.

    Ò ó o o: Vì sao gà biết trời sáng mà gáy?- Ảnh 2.

    Tiếng gáy là tín hiệu cảnh báo để tuyên bố chủ quyền lãnh thổ. Dữ liệu sơ bộ của chúng tôi cho thấy con gà trống đầu đàn có quyền ưu tiên gáy báo hiệu bình minh, trong khi những con gà trống xếp hạng thấp hơn đủ kiên nhẫn để chờ đợi, để gáy theo con gà trống đầu đàn mỗi buổi sáng ”, Yoshimura cho biết.

    Kristen Navara, một chuyên gia về hormone gia cầm tại Đại học Georgia ở Athens, cho biết bà không chắc tại sao chưa ai nghiên cứu kỹ về hiện tượng này trước đây.

    Chúng ta chắc chắn đã từng thấy gà gáy trước bình minh và tự hỏi tại sao lại như vậy, nhưng chưa bao giờ kiểm tra xem gà gáy do đồng hồ sinh học hay tác động từ môi trường ”. Navara nói thêm: “ Tôi nghĩ đây là một nghiên cứu rất thú vị và là điều lẽ ra nên được thực hiện từ lâu rồi cơ ”.

    Tham khảo NatGeo


    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày