Hàng loạt mẫu ô tô Trung Quốc được mở bán với mức giá khá cao nên kén người mua
- Công nghệ quyết định sự sống còn của Toyota: Máy to bằng sân tennis, lực kẹp 9.000 tấn, sẽ ứng dụng trên xe điện Lexus vào năm 2026
- Một công ty gọi xe sắp chuyển hoàn toàn sang ô tô điện, đã tuyển dụng cựu lãnh đạo Tesla để đẩy nhanh tiến độ
- Wuling Hongguang Mini EV có phiên bản mới: Thêm sạc nhanh 35 phút, tầm hoạt động 215 km, giá hơn 140 triệu đồng
- Làm điều chưa đất nước nào dám làm, quốc gia vùng sừng châu Phi chính thức "cấm cửa" xe xăng: Kết quả là "thắng lợi kép" khiến nhiều nước phát triển ngưỡng mộ
- Tesla Cybertruck được cải tiến thành xe tăng điện dành cho quân đội
Với giá từ trên dưới 1 tỉ đến hơn 2 tỉ đồng và chính sách giảm giá, ưu đãi chưa thật sự hấp dẫn, các dòng ô tô xuất xứ Trung Quốc kém hấp dẫn khách hàng hơn so với xe của Hàn Quốc, Nhật Bản.
Giá cao để... khẳng định chất lượng
Tại các đại lý của Lynk & Co và BYD, nhân viên kinh doanh cho biết không có chính sách ưu đãi giá, xe được bán theo đúng giá niêm yết của hãng để "khẳng định chất lượng ngay từ đầu". Theo đó, chiếc Lynk & Co 09 đã sử dụng 1 năm vẫn có thể bán lại với giá 2,199 tỉ đồng, Lynk & Co 01 là 999 triệu đồng, Lynk & Co 05 là 1,599 tỉ đồng...
Cũng với chiến lược định vị sản phẩm ở phân khúc cao cấp, hãng Lynk & Co sẽ mua lại xe đã qua sử dụng với tỉ lệ mất giá thấp, chỉ giảm 10% giá trị xe mỗi năm. Còn BYD thuyết phục khách hàng bằng chế độ bảo hành lên đến 8 năm cho 3 mẫu xe đang mở bán từ 659 triệu đồng đến 1,359 tỉ đồng.
Trong khi đó, một số hãng xe Trung Quốc đang ra sức giảm giá sản phẩm đến hàng trăm triệu đồng để tìm kiếm khách hàng. Đại lý Haval (TP Thủ Đức, TP HCM) chào giá chiếc xe "lai" điện H6 là 840 triệu đồng, giảm 146 triệu đồng so với giá niêm yết. Nếu khách hàng có thiện chí, đại lý có thể cân nhắc giảm thêm vài chục triệu đồng. Nhân viên tại đây cho hay nếu không có chính sách này thì đại lý không đạt được doanh số 8 chiếc/tháng.
Đại lý của hãng MG cũng giảm giá hầu hết mẫu xe đến cả trăm triệu đồng. Cụ thể, chiếc RS5 có giá niêm yết 739 - 829 triệu đồng, tùy bản; nếu khách chốt mua sẽ được giảm giá 160 triệu đồng. Chiếc MG5 được giảm 67 triệu đồng, còn mẫu HS giảm 110 triệu đồng. Tương tự, Công ty TMT Motors cũng vừa giảm giá chiếc Wuling Mini EV bản LV2-120 và LV2-170 với mức giảm lần lượt 58 triệu và 48 triệu đồng.
Ông Võ Văn Hoàng - phụ trách kinh doanh một showroom ô tô tại TP Thủ Đức, TP HCM - cho rằng những năm trước, xe Trung Quốc đổ bộ vào Việt Nam chưa nhiều nên mức độ cạnh tranh còn ít. Năm nay, nhiều hãng xe "đồng hương" ồ ạt mở bán mẫu mới khiến các dòng xe như MG, Wuling bị cạnh tranh gay gắt, buộc phải giảm giá đáng kể. Chưa kể, chiếc Wuling từng được nhận xét là "không có đối thủ" thì nay phải cạnh tranh với mẫu VF 3 của VinFast.
Trong làn sóng đổ bộ của xe Trung Quốc, 2 thương hiệu mới toanh là Omoda và Jaecoo đã tổ chức lái thử tại trường đua Đại Nam (tỉnh Bình Dương). Đồng thời, ráo riết cùng đối tác mở các đại lý vào tháng 9 với mục tiêu đạt quy mô 20 đại lý trong năm 2024. Tập đoàn Tan Chong cũng xác nhận được hãng xe Trung Quốc GAC Motor ủy quyền nhập khẩu, phân phối sản phẩm tại Việt Nam, thông qua công ty con là TC Services Việt Nam.
Ế khách nhưng vẫn tự tin
Ông Võ Văn Hoàng nhận xét các hãng Lynk & Co, BYD kiên định giữ giá bán cao tại thị trường Việt Nam là có mục đích rõ ràng. Cụ thể, tại thị trường Thái Lan, xe Trung Quốc hiện diện khá nhiều và được giảm giá để chiếm lĩnh thị phần. Những người mua xe ở thời điểm chưa giảm giá bị thiệt thòi vì mất số tiền lớn nên đã kiện hãng xe. "Các đại lý xe Trung Quốc tại Việt Nam vắng khách là điều dễ hiểu vì người tiêu dùng có tâm lý chờ giá xe giảm như ở Thái Lan" - ông Hoàng nhìn nhận.
Ông Võ Minh Lực, Giám đốc điều hành BYD Auto Việt Nam, đánh giá thị trường ô tô trong nước đủ lớn để hãng tự tin mở bán. Đồng thời, trấn an người tiêu dùng rằng Việt Nam sẽ không rơi vào tình huống như Thái Lan gặp phải. Bởi lẽ, Thái Lan hỗ trợ xe nhập khẩu với thuế suất thuế nhập khẩu 0%, còn giá xe nhập về Việt Nam có phần thuế chiếm tới 70%. Trong khi đó, BYD đang bán xe tại Việt Nam với mức giá đang bị lỗ 30%-35%, là mức giá tốt nhất và không thể giảm thêm.
Theo ông Nguyễn Đăng Quang, Giám đốc kinh doanh và phát triển đại lý Omoda và Jaecoo, 2 thương hiệu xe này sẽ chinh phục thị trường Việt Nam nhờ chất lượng cao, có giấy chứng nhận an toàn từ châu Âu và giá cả cạnh tranh. "Tập đoàn cũng đang đầu tư xây dựng nhà máy tại Việt Nam để sản xuất, lắp ráp từ năm 2026, bên cạnh chính sách bảo hành lên đến 10 năm hoặc 1 triệu km để khách hàng yên tâm sử dụng" - ông Quang thông tin.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI