Apple sẽ sớm hỗ trợ một loạt ngôn ngữ cho bộ tính năng Apple Intelligence, bao gồm cả tiếng Việt trong năm 2025.
- Trải nghiệm chụp ảnh chân dung đẳng cấp studio ngay tại văn phòng cùng Honor 200 5G
- Điện thoại Samsung giá 2,9 triệu có mặt lưng giả da, camera 50MP, pin 5.000mAh
- Trong lúc chờ Apple Intelligence, đây là tính năng tôi thấy thích thú nhất từ ngày lên iOS 18
- iOS 18.1 "mở khóa" tính năng được người dùng iPhone tại Việt Nam mong chờ từ lâu
- iPadOS 18 biến iPad thành cục gạch, Apple khẩn cấp rút bản cập nhật
Apple vừa công bố kế hoạch mở rộng hỗ trợ ngôn ngữ cho Apple Intelligence trong năm tới, thay vì chỉ cung cấp giới hạn cho người dùng tại thị trường Mỹ.
Được biết, ban đầu Apple Intelligence sẽ chỉ hỗ trợ tiếng Anh Mỹ khi ra mắt cùng với iOS 18.1 vào tháng 10. Tuy nhiên, các ngôn ngữ khác và nhiều tính năng hơn sẽ được triển khai trong năm 2025 tới đây.
Vào giai đoạn cuối năm nay, Apple sẽ hỗ trợ các biến thể tiếng Anh địa phương, bao gồm tiếng Anh Anh, tiếng Anh Úc, tiếng Anh Canada, tiếng Anh New Zealand và tiếng Anh Nam Phi trong một bản cập nhật iOS 18.2, phiên bản iOS đượ cho là sẽ đi kèm đầy đủ các tính năng Apple Intelligence như Genmoji, Image Playgrounds và tích hợp hệ thống ChatGPT.
Sau đó, vào năm 2025, Apple sẽ triển khai hỗ trợ một cách giới hạn cho các ngôn ngữ không phải tiếng Anh cho Apple Intelligence. Các ngôn ngữ được công bố hiện tại cho năm 2025 là:
- Tiếng Trung
- Tiếng Pháp
- Tiếng Nhật
- Tiếng Tây Ban Nha
- Tiếng Đức
- Tiếng Ý
- Tiếng Hàn
- Tiếng Bồ Đào Nha
- Tiếng Việt
Các biến thể tiếng Anh địa phương cho Ấn Độ và Singapore cũng đang nằm trong lộ trình được hỗ trợ cập nhật. Các ngôn ngữ khác nhiều khả năng sẽ được công bố chính thức sau này.
Về các vấn đề pháp lý với EU và Trung Quốc, Apple cho biết họ đang đàm phán với các cơ quan quản lý. Đối với EU, Đạo luật DMA (Digital Markets Act) hiện đang ngăn việc Apple ra mắt Apple Intelligence trên iPhone và iPad. Tuy nhiên, các tính năng này hiện đã có sẵn trong bản beta dành cho nhà phát triển macOS Sequoia 15.1, bởi macOS không được coi là nền tảng kiểm soát truy cập các nội dung kỹ thuật số (gatekeeper platform).
Apple đang thảo luận với Ủy ban Châu Âu. Công ty kỳ vọng sẽ giải quyết các vấn đề liên quan tới các đạo luật DMA và sớm ra mắt tính năng này trên iOS cho người dùng tại thị trường này.
"Gatekeeper platform" là các nền tảng kỹ thuật số lớn có vai trò như "người giữ cửa", kiểm soát việc truy cập giữa doanh nghiệp và người dùng cuối. Những nền tảng này, như các công cụ tìm kiếm, kho ứng dụng, hoặc dịch vụ đám mây, nắm giữ quyền lực đáng kể trong thị trường và có thể tác động lớn đến cách các doanh nghiệp khác tiếp cận người tiêu dùng cũng như liên hệ mật thiết tới các đạo luật chống độc quyền tại những quốc gia EU.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Intel Lunar Lake khiến fan Windows nở mày nở mặt vì thời lượng pin vượt cả MacBook
Vi xử lý Lunar Lake không chỉ là bước tiến lớn về hiệu năng mà còn về khả năng tiết kiệm pin, giúp Intel tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ.
Tổ chức quốc tế đánh giá Bkav: Phát hiện mã độc dưới tiêu chuẩn, nhận diện sai gấp hơn 6 lần