Báo cáo mới đây của XDA-Developers đã tiết lộ các mẫu One Plus 3, One Plus 3T và Meizu Pro 6 đã ăn gian điểm benchmark.
Nhờ sự hỗ trợ từ Primate Labs (nhóm sáng lập ra trình đo hiệu suất Geekbench), trang XDA mới đây đã phát hiện ra được thủ thuật ăn gian điểm benchmark trên các mẫu smartphone đến từ hai nhà sản xuất OnePlus và Meizu.
Chiếc OnePlus 3T vừa bị phát hiện là đã được tích hợp cơ chế để ăn gian điểm benchmark.
Sự gian lận này có thể dễ dàng nhận thấy được bằng cách theo dõi hiệu suất của CPU lúc thiết bị đang chạy ứng dụng thông thường với lúc chạy ứng dụng benchmark. Đối với trường hợp của One Plus 3 và One Plus 3T, bằng chứng về việc ăn gian còn được tìm thấy trong các ứng dụng benchmark đã được mã hóa sâu trong firmware như: Geekbench, AnTuTu, Androbench, Quadrant, Vellamo, và GFXBench.s.
Vậy cơ chế ăn gian này chính xác là được thực hiện bằng cách nào? Ở One Plus 3 và 3T, khi chạy benchmark, CPU ăn gian bằng cách chuyển về chế độ nhàn rỗi (idle) khi tốc độ xung nhịp ở mức 1.29 Ghz (đối với lõi lớn) và 0.98 Ghz (đối với lõi nhỏ) ngay cả khi vi xử lý không thực hiện tác vụ nào. Còn với các ứng dụng khác, chế độ nhàn rỗi đều được kích hoạt khi CPU ở mức 0.31 GHz.
Với Meizu, cơ chế này có một chút khác biệt, đó là lõi lớn của CPU (xử lý các tác vụ đòi hỏi hiệu suất cao) được thiết lập để sẵn sàng kích hoạt bất cứ lúc nào thiết bị phát hiện ra phần mềm benchmark, còn với các ứng dụng thông thường thì không. Nghĩa là thay vì phải can thiệp vào vi xử lý, Meizu lại chọn cách can thiệp vào phần mềm để điều khiển CPU hoạt động theo ý muốn.
Tuy nhiên, điểm chênh lệch sau khi dùng thủ thuật ăn gian khá là khiêm tốn. Nhìn vào biểu đồ dưới đây có thể thấy sự gia tăng hiệu suất này là rất ít, chỉ khoảng vài phần trăm.
Điểm thật (màu vàng) và điểm ảo (màu đỏ). Càng thấp càng ổn định.
May mắn thay, OnePlus đã không bác bỏ điều này mà ngược lại còn lên tiếng thừa nhận. Đồng thời nhà sản xuất này hứa sẽ nhanh chóng khắc phục:
“Nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng trên các ứng dụng và game, đặc biệt là những ứng dụng đòi hỏi đồ họa mạnh mẽ, chúng tôi đã mang cơ chế này lên bản build Nouget để giúp vi xử lý hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên nó sẽ không có mặt ở bản build Oxygen sắp tới trên OnePlus 3 và OnePlus 3T.”
Trên thực tế cơ chế này đã không được phát triển trên các firmware của One Plus 3T đời đầu, mà chỉ được thêm vào sau khi đội ngũ phát triển Oxgen OS và Hydrogen OS sáp nhập vào với nhau.
Đây không phải là những trường hợp đầu tiên các nhà sản xuất bị bắt quả tang trong việc can thiệp vào điểm benchmark. Trước đó năm 2013, chiếc Galaxy S4 của Samsung đã bị trang AnandTech vạch trần thủ đoạn ăn gian benchmark và kéo theo sau đó là HTC, Asus, LG cũng dần bị phanh phui. Trong khi một số nhà sản xuất lên tiếng thừa nhận và hứa sẽ khắc phục thì có một vài trường hợp ngoại lệ, điển hình là Samsung lại lên tiếng phủ nhận cáo buộc này.
Hành động trên của OnePlus và Meizu thực sự khó hiểu khi một số trang review hiện nay cho rằng điểm benchmark đã không còn là thước đo chính xác để đánh giá hiệu năng của một chiếc smartphone của nữa, mà chính trải nghiệm thực tế của người dùng, thời gian phản hồi, độ mượt mới là thứ quan trọng hơn cả.
Theo Android Authority
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android