Ông chủ Tencent vượt Jack Ma thành người giàu nhất Trung Quốc nhờ kinh doanh game trong đại dịch
Ma Huateng, Chủ tịch và CEO của Tencent một lần nữa vượt qua Jack Ma để trở thành người giàu nhất Trung Quốc khi cổ phiếu của tập đoàn công nghệ này tăng 14% trong năm 2020.Đây là mức tăng cao nhất trong vòng 2 năm qua do nhu cầu tăng đột biến đối với các trò chơi di động trong thời kỳ người dân bị áp dụng lệnh phong tỏa, hạn chế sự lây lan của đại dịch Covid-19.
Bứt phá trong thời kỳ đại dịch Covid-19
Tính đến ngày 14/5, Ma Huateng sở hữu tổng tài sản ròng trị giá 48,2 tỷ USD, tăng từ 38,1 tỷ USD theo dữ liệu của Forbes theo dõi từ ngày 18/3. Cùng thời điểm đó, tài sản của Jack Ma đã tăng từ 38,8 tỷ USD lên tới 41,2 tỷ USD. Đầu tháng 3 năm nay, Ma Huateng từng trở thành người giàu nhất Trung Quốc với tổng tài sản là 44,5 tỷ USD.
Cổ phiếu của Tencent tăng 3,5% khi thị trường mở cửa hôm 14/5, một ngày sau khi báo cáo kết quả kinh doanh quý I của công ty được công bố, ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu cao.
Giống như các công ty game và internet khác trên thế giới, Tencent ghi nhận sự phát triển vượt bậc về nhu cầu đối với các dịch vụ của họ trong quý đầu năm 2020 khi Trung Quốc áp đặt lệnh phong tỏa để ngăn chặn sự lây lan của virus corona.
Tuy nhiên, sau khi lệnh phong tỏa được nới lỏng dần dần, Tencent phải đối mặt với những thách thức mới và có thể không duy trì được những “thành tích” gần đây.
Ông chủ Tencent hiện là người giàu nhất Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg |
Bất chấp khả năng suy thoái kinh tế rộng hơn và tiêu dùng giảm ở Trung Quốc, Tencent đã đi ngược lại xu thế đi xuống của thị trường bằng kết quả doanh thu của hoạt động kinh doanh trò chơi tăng 31%. Đây là nguồn thu nhập lớn nhất trong quý đầu tiên của công ty.
“Nền tảng và sản phẩm của chúng tôi chưa khi nào trở nên cần thiết và phù hợp với người dùng hơn là khi họ ở nhà”, ông Ma, sáng lập công ty, chủ tịch và CEO của Tencent, cho biết hôm 13/4.
Các trò chơi di động như Peacekeeper Elite và Honor of Kings đã ghi nhận mức doanh thu dẫn đầu do nhu cầu của người dùng tăng vọt. Tổng doanh thu của Tencent trong quý I tăng 26% lên 108,1 tỷ NDT (khoảng 15 tỷ USD).
Vẫn còn nhiều thách thức để duy trì “đỉnh cao” doanh thu
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, kết quả này chỉ là tạm thời. Sau khi trường học và văn phòng mở cửa trở lại do chính phủ Trung Quốc nới lỏng các biện pháp hạn chế, người dân sẽ có dành ít thời gian hơn cho các trò chơi.
Hơn nữa, sự phục hồi của nền kinh tế cần nhiều thời gian khiến cho GDP của Trung Quốc giảm 6,8% trong quý đầu tiên của năm cũng có thể khiến người tiêu dùng hạn chế chi tiêu. Cùng với đó, các phiên bản trò chơi mới chưa thể phát hành cho đến nay cũng là nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm tỷ lệ tăng trưởng trong doanh thu của quý II so với 3 tháng đầu năm, theo Cui Chenyu, nhà phân tích nghiên cứu cao cấp của Omdia.
Triển vọng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong quý II cũng chưa rõ ràng. Dựa trên các dữ liệu sơ bộ, Cui ước tính doanh thu từ các trò chơi trên điện thoại thông minh sẽ giảm 15% lần lượt trong tháng 4 và tháng 5.
Dù nhận thức được điều này, gã khổng lồ công nghệ vẫn hy vọng thời gian người dùng dành cho các trò chơi trực tuyến và các dịch vụ hỗ trợ vẫn được giữ nguyên kể cả khi mọi người trở lại làm việc.
Bên cạnh đó, mặc dù dự kiến ở thị trường Trung Quốc giảm thì trò chơi trực tuyến vẫn tăng trưởng mạnh ở nước ngoài. Khi đại dịch Covid 19 vẫn còn đang bùng phát ở nhiều quốc gia khiến người dân phải ở nhà thì với tính năng mới được cập nhật, doanh thu từ trò chơi đình đám của công ty, PUBG Mobile, đã liên tiếp đạt kỷ lục trong tháng 3 và tháng 4, theo Nan Lu, chuyên gia về các ứng dụng trò chơi của Trung Quốc thuộc công ty Sensor Tower
Doanh thu quảng cáo có nguy cơ giảm
Tencent cũng cần phải dự trù tình trạng doanh thu quảng cáo giảm dần do các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế không tiếp tục đổ tiền vào quảng cáo mặc dù tổng doanh thu quảng cáo đã tăng 32% đạt 17,7 tỷ NDT. Nguyên nhân chính là khi mọi người dành nhiều thời gian ở nhà và lên mạng nhiều hơn, các nhà quảng cáo đã tận dụng khoảng thời gian này để khởi chạy các chương trình nhắm đến đối tượng sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội và ứng dụng WeChat, hiện có 1,2 tỷ người dùng.
James Mitchell, Giám đốc chiến lược của Tencent, cảnh báo lợi nhuận có thể giảm dần. Các nhà quảng cáo có thể điều chỉnh ngân sách của họ sau khi dành ít thời gian trực tuyến hơn và các công ty đa quốc gia có thể giảm đáng kể chi phí dùng cho quảng cáo khi phải đối phó với ảnh hưởng của đại dịch.
Thời gian tới, doanh thu quảng cáo trực tuyến của Tencent có thể chỉ tăng 20% trong năm 2020, so với dự báo trước đó là 22%, Thomas Chong, Giám đốc điều hành và phụ trách về internet Trung Quốc tại Jefferies cho biết.
Để tìm kiếm các nguồn tăng trưởng mới, công ty gần đây đã thực hiện một loạt các khoản đầu tư. Chuỗi cà phê của Canada Tim Hortons tuyên bố trong tuần này đã nhận được khoản đầu tư không được tiết lộ từ Tencent. Và đầu tháng 5, công ty công nghệ tài chính Australia Afterpay cho biết, Tencent đã mua lại 5% cổ phần của công ty. Tencent và Afterpay cũng thông báo về khả năng sẽ có thỏa thuận hợp tác ở các lĩnh vực như tùy chọn mở rộng địa lý và tùy chọn thanh toán tương lai.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"