Oracle đã bổ sung nhiều giải pháp và cải tiến ‘Phần mềm như một Dịch vụ’ (SaaS) mới vào danh mục sản phẩm dẫn đầu thị trường trên nền tảng Điện toán Đám mây của mình.
Với vị thế của một nhà cung cấp ứng dụng Điện toán Đám mây hàng đầu, Oracle vừa qua đã tiết lộ chiến lược cho ‘Phần mềm như một Dịch vụ’ (SaaS) thế hệ tiếp theo trên nền tảng Điện toán Đám mây. Những giải pháp mới này cho phép kết hợp sử dụng dữ liệu từ bên thứ ba với công nghệ phân tích tức thì, từ đó tạo nên những 'Ứng Dụng Đám Mây' có thể tự thích nghi và học hỏi.
Nói cách khác, Oracle đã cho ra những Ứng dụng Đám mây Thông minh có khả năng tự động đưa ra những thao tác phù hợp với từng đối tượng, đồng thời sắp xếp hợp lý những công việc của người dùng doanh nghiệp hệt như một nhà quản trị nhân lực hay nghiệp vụ tài chính thực sự.
“Kho dữ liệu chính là vũ khí giá trị nhất của doanh nghiệp. Để giữ vững sức cạnh tranh trong thời buổi hiện nay, các công ty phải liên tục theo dõi nguồn thông tin, nhằm đưa ra được những dự đoán khôn ngoan và tiếp tục phát triển. Những Ứng Dụng Thông Minh Thích nghi của Oracle thúc đẩy thông tin ẩn danh từ Đám Mây Dữ liệu bao quát nhằm tối ưu hóa hoạt động của Ứng Dụng Đám Mây hiện tại”, ông Steve Miranda, Phó chủ tịch điều hành, mảng Phát triển Ứng dụng của Oracle cho biết.
Sau đây là bài phỏng vấn tại Việt Nam với ông Amit Suxena, hiện đang giữ chức Giám đốc Kinh doanh Ứng dụng, khu vực Đông Nam Á và Nam Á, tập đoàn Oracle.
Ông Amit Suxena, Giám đốc Kinh doanh Ứng dụng, khu vực Đông Nam Á và Nam Á, tập đoàn Oracle.
PV: Ông đánh giá sự chênh lệch của chi phí đầu tư dành cho cơ sở hạ tầng hiện hành và nền tảng điện toán đám mây ra sao?
Amit Suxena: Chi phí của nền tảng điện toán đám mây sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều. Bởi trước tiên, doanh nghiệp sẽ không cần phải chi trả phí sở hữu trọn đời cho các ứng dụng điện toán đám mây. Đối với các ứng dụng trên nền tảng cố định hiện hành, doanh nghiệp thường phải trả một khoản phí bản quyền sử dụng nhất định – cho dù họ có còn tích hợp ứng dụng đó trong khoảng 3-5 năm nữa không.
Mặt khác, khi lựa chọn các ứng dụng trên nền tảng điện toán đám mây, doanh nghiệp chỉ cần trả chi phí sử dụng hàng tháng – đồng nghĩa với việc tiền đầu tư sẽ ít hơn rất nhiều, và có thể cắt giảm ngay một khi không còn thấy phù hợp nữa. Đó chính là lợi ích đầu tiên.
Không chỉ vậy, do Oracle đã thiết kế các giải pháp ứng dụng của mình có thể dễ dàng thiết lập theo nhu cầu, doanh nghiệp sẽ không cần phải mất thời gian và công sức chỉnh sửa từng chút một. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tiết kiệm thêm một khoản chi phí triển khai khá lớn nữa.
Với nền tảng điện toán đám mây, doanh nghiệp không cần mua các hệ thống phần cứng, mạng lưới kết nối hay trả lương cho các chuyên viên bảo trì CNTT – bởi Oracle sẽ tự động hỗ trợ quy trình này cho khách hàng của mình. Có thể nói, nếu nhìn vào chi phí đầu tư cho quyền sở hữu ứng dụng, ứng dụng trên nền tảng điện toán đám mây sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều.
PV: Ông sẽ thuyết phục các doanh nghiệp như thế nào để họ hiểu rõ những lợi ích vượt trội của việc chuyển đổi lên nền tảng điện toán đám mây từ hệ thống cố định hiện hành?
Amit Suxena: Hai ưu điểm rõ ràng nhất của các ứng dụng trên nền tảng điện toán đám mây là: tính đơn giản trong việc sử dụng và sự tiện lợi trong việc bảo trì. Hơn nữa, thời gian chính thức triển khai các ứng dụng vào hệ thống của doanh nghiệp là rất ngắn – từ việc lựa chọn, ký kết hợp đồng, tới quá trình triển khai có thể chỉ diễn ra trong vài tháng. Đồng thời, doanh nghiệp cũng không cần lo lắng về việc ứng dụng trở nên “lỗi thời” hay không còn phù hợp với xu hướng, mà có thể tập trung hoàn toàn vào việc kinh doanh của mình; bởi các ứng dụng trên nền tảng điện toán đám mây của Oracle đều được tự động cập nhật với phiên bản mới nhất cùng các tính năng có thể bắt kịp với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường.
PV: Vậy các sản phẩm ứng dụng trên điện toán đám mây của Oracle có phù hợp cho các công ty vừa khởi nghiệp (start-up) hay không?
Amit Suxena: Tất nhiên rồi! Ưu điểm nổi bật của điện toán đám mây là ta có thể nghiên cứu và thiết kế một cách rất chi tiết để phù hợp cho mọi nhu cầu. Nhờ đó, Oracle thậm chí có thể sáng chế và phát triển các ứng dụng Dung hợp (Oracle Fusion) trong suốt 10 năm qua. Thực chất, đây là một nền tảng dung hợp mọi ứng dụng, từ Quản lý Cuỗi cung ứng (SCM) tới ERP, hay CX, v.v… thích hợp cho những doanh nghiệp nhỏ, hay vừa khởi nghiệp. Dịch vụ này vừa đơn giản, lại vừa có thể triển khai nhanh chóng nên rất lý tưởng kể cả những doanh nghiệp với quy mô nhỏ nhất hiện nay.
PV: Dù quá trình chuyển đổi lên nền tảng điện toán đám mây có thể thực hiện một cách dễ dàng và khá linh hoạt, tuy nhiên khá nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang sở hữu một hệ thống CNTT rất truyền thống, gây khó dễ cho việc chuyển đổi. Oracle có giải pháp gì giúp những doanh nghiệp này có thể “lên mây” thật hiệu quả?
Amit Suxena: Một trong những điểm ưu việt Oracle đang cung cấp cho khách hàng là chiến lược vận hành song song. Với tính năng này, doanh nghiệp có thể sở hữu một hệ thống cố định hiện hành, cùng nhiều ứng dụng từ một bên thứ ba nào đó, mà vẫn có thể dần dần chuyển đổi lên điện toán đám mây. Nhờ hệ thống kết nối chuyên dụng, Oracle giúp doanh nghiệp liên kết và tích hợp những ứng dụng nhất định lên nền tảng điện toán đám mây. Bởi vậy, doanh nghiệp không cần phải chuyển đổi toàn bộ hệ thống CNTT của mình ngay tức khắc, mà có thể lựa chọn phương thức vận hành phù hợp với tình hình doanh nghiệp của mình nhất.
PV: Xin cám ơn ông rất nhiều
NỔI BẬT TRANG CHỦ
CEO Xiaomi Lôi Quân thừa nhận ảnh nằm ngủ trên sàn nhà máy xe điện chỉ là dàn dựng
"Sống ảo" là vậy, nhưng thành tích ấn tượng mà Xiaomi đạt được lại hoàn toàn là thật.
Bkav sử dụng trái phép chứng chỉ quốc tế để quảng cáo cho phần mềm diệt virus